- Tôi và chồng cũ đã ly hôn được 6 tháng. Hiện tôi vẫn sống độc thân sau ly hôn. Chúng tôi mới chỉ có một đứa con chung và hiện tôi đang mang bầu (đứa con này cũng là của chồng cũ của tôi). 

Sau ly hôn tôi mới phát hiện mình đã mang thai được gần 2 tháng. Lúc đó tôi đã báo cho chồng tôi biết nhưng đến bây giờ chồng tôi vẫn không chịu thừa nhận và chu cấp tiền bạc cho tôi để tôi dưỡng thai và nói không có trách nhiệm với đứa con sau khi tôi sinh ra. Chồng tôi cho rằng cái thai đó không phải con của anh ấy.

Bây giờ tôi phải làm thế nào để buộc anh ấy phải có nghĩa vụ với đứa con này kể cả việc cấp dưỡng nuôi con và mang họ cha. Nếu anh ấy khăng khăng không chịu nhận thì không lẽ tôi phải chịu mang tiếng xấu. Xin luật sư tư vấn gấp giùm tôi. Cám ơn luật sư.

Luật sư Nguyễn Thành Công trả lời: Theo quy định tại điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Hôn nhân và gia đình được xác định là con chung của vợ chồng.

{keywords}

2. Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.

3. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận đứa trẻ là con chung của hai người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.”

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được pháp luật quy định rất rõ trong Luật Hôn nhân gia đình, cụ thể tại Điều 81: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo Mục II, khoản 1, điểm e, của Thông tư số: 01/2008/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

”Xác định họ và quê quán: Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.

Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ”

Như vậy, trường hợp của chị thì đứa bé trong bụng, theo pháp luật đương nhiên là con chung của 2 vợ chồng chị nên được quyền mang họ cha và anh ta phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con mình theo quy định của pháp luật. Chị hãy giải thích cho anh ấy hiểu để chồng chị hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ làm cha của mình. Nếu chồng chị vẫn khăng khăng không chịu nhận thì chị hãy khởi kiện ra tòa để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị và con chị cũng như yêu cầu anh chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Đây là vấn đề thuần túy pháp lý cả trong quy định lẫn giải quyết sự việc.

Tuy nhiên vấn đề của chị về lâu dài cũng nên làm thủ tục thử DNA để có sở sở xác định khoa học về nguồn gốc đứa trẻ, tránh sự lăn tăn giữa cha con là điều không hay. Đây cũng là cơ sở để chứng minh với Tòa án mà trên hết là việc phải làm của cha mẹ đối với con, loại trừ dư luận đàm tiếu gây ảnh hưởng xấu đến con.

Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công đoàn luật sư TP.HCM

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)