Đầu năm 2021, Israel bắt đầu tiêm chủng quy mô lớn để chống lại biến thể Alpha. Vào mùa hè, đất nước Trung Đông tiếp tục tiên phong tiêm mũi vắc xin tăng cường chống lại Delta. Tới khi Omicron lan tràn, người cao tuổi và các nhân viên y tế được tiêm liều thứ 4.

Trong tháng 12/2021, số ca tử vong ở Israel thường dưới 5 người/ngày. Nhưng từ đầu năm 2022, con số này bắt đầu tăng vọt, có khi lên tới hơn 100 ca/ngày.

{keywords}

Số ca tử vong do Covid-19 ở Israel tăng cao trong đầu năm 2022. Ảnh: Reuters

Israel là một trong những quốc gia được tiêm 2 và 3 mũi vắc xin nhiều nhất trên hành tinh.

Theo dữ liệu của Bộ Y tế Israel, tỷ lệ tử vong trên một triệu dân hiện ở mức 5 người/ngày, tiến dần tới tỷ lệ kỷ lục 7 ca trên một triệu dân trong làn sóng Alpha.

Tại sao một đất nước được tiêm phòng rất tốt mà vẫn phải chịu tình trạng trên?

Theo các chuyên gia, có một số câu trả lời. Thứ nhất, mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin của Israel từng đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng nhưng đã dần tụt xuống vị trí trung bình. Theo đó, 66% dân số tiêm đủ 2 mũi vắc xin; 55,5% đã tiêm liều tăng cường.

Nhưng quan trọng hơn, có lẽ, tỷ lệ tiêm chủng ở những người dễ bị tổn thương không cao trong khả năng có thể. Trong khi ở Anh, gần như tất cả những người dễ bị tổn thương nhất đều tiêm đầy đủ, ở Israel, khoảng 10% những người trên 60 tuổi vẫn chưa được bảo vệ.

Ngoài ra, Omicron cũng gây ra tác động mạnh. Một chuyên gia giải thích: “Israel bỏ qua gần như tất cả các lớp bảo vệ mà chúng tôi đã có bao gồm xét nghiệm PCR, cách ly những người tiếp xúc gần với bệnh nhân”.

{keywords}

Số ca tử vong ở Israel từ giữa 2021 tới nay

Tiến sĩ Barak Raveh, Đại học Hebrew ở Jerusalem, cho biết, số lượng những người chưa được tiêm chủng và khả năng lây nhiễm Omicron chỉ giải thích phần nào lý do. Sự suy yếu của các mũi tiêm ban đầu cũng cho thấy tại sao, trong số 822 ca tử vong được ghi nhận từ đầu năm, chỉ có 293 người chưa tiêm chủng.

“Tôi không có ý rằng vắc xin không có tác dụng - vắc xin vẫn đạt hiệu quả 90%. Nhưng tôi nghĩ mũi tiêm tăng cường vào tháng 8 đã suy giảm”, Tiến sĩ Raveh nói.

Israel là nước đầu tiên tiêm liều tăng cường vào tháng 8 nên tác dụng có thể đã giảm đi đáng kể. Lúc đầu, người ta tin rằng điều này chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh, nhưng rõ ràng, cũng tác động tới số ca bệnh nặng.

Việc tiêm liều vắc xin thứ 4 để chống sự suy yếu trên chưa được tiến hành phổ biến.

Tiến sĩ Raveh cho biết: “Israel là quốc gia đầu tiên phê duyệt tiêm liều thứ 4 vào tháng 1/2022 cho nhân viên y tế và người cao tuổi. Nhưng chỉ một nửa trong số những người đủ điều kiện quyết định chủng ngừa”.

Dữ liệu thực tế gần đây từ Israel ghi nhận liều thứ 4 làm giảm 4,3 lần nguy cơ bệnh nặng ở những người trên 60 tuổi, so với liều thứ 3 được tiêm trước đó 4 tháng.

Các tác giả của nghiên cứu thông tin: “Việc tiêm liều thứ 4 cho những người có nguy cơ trở nặng là công cụ giúp hạn chế áp lực cho các bệnh viện ở Israel trong giai đoạn Omicron lan rộng”.

An Yên (Theo Telegraph)

Có cần tiêm vắc xin tăng cường nếu từng nhiễm Covid-19?

Có cần tiêm vắc xin tăng cường nếu từng nhiễm Covid-19?

Các quan chức y tế Mỹ tiếp tục khuyến cáo mọi người nên tiêm tăng cường dù từng nhiễm Covid-19 hay chưa.

Lý do tỷ lệ tử vong do Covid-19 của Mỹ cao hơn các nước giàu khác

Lý do tỷ lệ tử vong do Covid-19 của Mỹ cao hơn các nước giàu khác

Tỷ lệ tiêm vắc xin thấp, số người béo phì, mắc tiểu đường cao khiến Mỹ đối mặt nhiều khó khăn trong làn sóng Omicron.