Một quan chức quốc phòng Trung Quốc giấu tên cho biết, sự có mặt của nhiều sĩ quan quân đội nước này trong cuộc đối thoại cấp cao với Mỹ là nhằm phát triển các cuộc đàm phán trở thành đối thoại chiến lược, cũng như ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
“Bộ Ngoại giao Trung Quốc nắm vai trò chính trong các cuộc đối thoại tại Alaska. Văn phòng hợp tác quân sự quốc tế thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng cử nhiều quan chức tới hỗ trợ. Quân đội Trung Quốc đã nắm vai trò ở một số quốc gia như Afghanistan, Iran, Triều Tiên, những nơi mà lợi ích của hai nước Mỹ-Trung giao nhau”, quan chức giấu tên nói.
Phái đoàn Trung Quốc và phái đoàn Mỹ trong cuộc đối thoại đầu tiên ở Alaska. Ảnh: AP |
Người này lấy ví dụ như sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại Afghanistan đang tăng dần, khi chính quyền Bắc Kinh ngày càng nâng sự hỗ trợ về kinh tế và an ninh cho Chính phủ Kabul thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
“Mỹ lo ngại các cường quốc khác như Trung Quốc và Nga sẽ ‘lấp đầy khoảng trống’ về kinh tế và quân sự tại một số quốc gia sau khi binh sĩ Mỹ rút đi. Nhưng Bắc Kinh không có hứng thú trong việc thế chân Washington ở Afghanistan hay Trung Đông, điều này sẽ tạo ra cơ hội cho sự hợp tác giữa hai quốc gia trong khu vực này”, quan chức quân sự nói.
“Sự tham dự của các quan chức quân đội Trung Quốc tại những cuộc đối thoại ở Alaska cũng nhằm mục đích thể hiện mong muốn của họ trong việc thúc đẩy mối quan hệ quân sự tốt hơn với các đối tác Mỹ”, người này nói thêm.
Ngoài ra người này còn cho biết, phái đoàn Trung Quốc cũng nêu ra khả năng nối lại các cuộc trao đổi quân sự cấp cao nhằm tránh nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ-Trung, khi Washington đang gia tăng sự hiện diện của họ tại một số vùng biển xung quanh Trung Quốc.
Giáo sư Thời Ân Hoằng làm việc tại Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định, nguy cơ xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Trung sẽ tăng lên nếu hai bên không nối lại các cuộc trao đổi quân sự cấp cao về vấn đề tương tác an toàn trên không lẫn trên biển.
“Vấn đề là giới lãnh đạo của Mỹ-Trung đều có những chương trình nghị sự chính trị riêng”, ông Thời nói với tờ SCMP.
Xem thêm: Đối thoại Mỹ - Trung
Tuấn Trần
Ông Dương Khiết Trì nói tiếng Trung dài 15 phút khiến giới chức Mỹ bất ngờ
Cuộc hội đàm cấp cao Mỹ-Trung đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden đã diễn ra căng thẳng ngay từ phút đầu với bài phát biểu dài của nhà ngoại giao Dương Khiết Trì.
Trung Quốc cảnh báo 'bữa chính chưa bày' trong cuộc đối thoại nảy lửa với Mỹ
Trung Quốc tuyên bố, những màn đấu khẩu nảy lửa vừa qua với phía Mỹ ở Alaska chỉ mới là phần mở đầu ít quan trọng hơn trong cuộc đối thoại đầu tiên giữa Bắc Kinh với chính quyền tân Tổng thống Joe Biden.