1. Malaysia (367,530)
2. Trung Quốc (328,375)
3. Ấn Độ (131,230)
4. Nga (115,743)
5. Hàn Quốc (95,229)
6. Việt Nam (84,221)
7. Mỹ (70,977)
8. Anh (70,089)
9. Lào (68,204)
10. Hong Kong (Trung Quốc) (67,771)
Bà Traisuree cũng đưa ra dự đoán rằng sự gia tăng của khách du lịch Trung Quốc thời gian tới đây có thể sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Thái Lan hơn nữa.
Bangkok Post đưa tin, phần lớn du khách ghé thăm nước này trong năm nay đến từ châu Á, bao gồm Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Trong khi đó, các quan chức du lịch của Thái Lan đang nỗ lực thu hút khách du lịch từ một số quốc gia và khu vực khác.
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đang cố gắng thu hút khoảng 150.000 lượng du khách Ả Rập trong năm nay. Năm 2015, Thái Lan đón 25.153 du khách Ả Rập Saudi. Sang tới năm 2016 và 2017, con số này lần lượt tăng lên là 33.038 và 42.610.
Bên cạnh đó, TAT cũng dự kiến sẽ chào đón 6 triệu khách du lịch từ châu Âu trong năm nay, tạo ra doanh thu hơn 420 tỷ baht. Con số này chiếm khoảng 80% mức trước đại dịch.
TAT ước tính tổng doanh thu du lịch của Thái Lan là 1,5 nghìn tỷ baht cho năm 2023. Tháng trước, Phó Thống đốc TAT phụ trách khu vực châu Âu, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ cho biết lượng khách đặt trước vé máy bay đến Thái Lan du lịch hè từ các khu vực này đã đạt 70% so với năm 2019. TAT ước tính tổng doanh thu du lịch của Thái Lan là 1,5 nghìn tỷ baht cho năm nay.
TAT cũng đang tích cực đề xuất một số sáng kiến để thu hút khách du lịch với nhiều sở thích khác nhau. Chính phủ nước này đã phát động một chiến dịch mới nhằm quảng bá các điểm đến ít được biết đến của Thái Lan.
Với tên gọi “những thành phố cấp hai tuyệt vời, phải đến, phải yêu”, chiến dịch nhằm mục đích làm nổi bật di sản văn hóa độc đáo của những khu vực này thông qua cách kể chuyện, nhằm mang đến những trải nghiệm du lịch ý nghĩa, dạy về bản sắc và nét độc đáo của mỗi nơi.
Theo The Thaiger