Với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng, nếu biết tính toán và tích cóp bạn vẫn có thể sống khỏe ở Hà Nội, thậm chí còn mua được nhà.


Lương 4 triệu nuôi vợ con và mua nhà

Anh Ngọc Thành ở Thanh Trì, Hà Nội chia sẻ rằng, sau 5 năm tích cóp anh đã mua được mảnh đất với ngôi nhà nhỏ ở thủ đô.

“Tôi đã phải bắt đầu cuộc sống gia đình với 2 bàn tay trắng, mức lương công chức chỉ xấp xỉ 4 triệu, nhưng tôi đã nuôi được cả gia đình, bao gồm vợ, 1 đứa con, và chuẩn bị là đứa thứ 2 ra đời. Đặc biệt, sau 5 năm kết hôn, bây giờ tôi cũng đã có một mảnh đất với ngôi nhà nho nhỏ cho mình. Tuy nhiên, để có thể làm được những việc đó, 5 năm qua, tôi và cả vợ tôi cũng đã phải cố gắng hết mình, chi tiêu tiết kiệm hết mình mới có thể có được”, anh Thành chia sẻ.

Anh Thành kết hôn năm 29 tuổi, lúc đó chỉ là một công chức nhà nước bình thường với mức lương gần 4 triệu/tháng. Vợ anh, lúc đó là kế toán tại một công ty nhỏ với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập của hai vợ chồng khi đó là 7 triệu/tháng.

Tuy nhiên, vừa kết hôn xong thì vợ anh có thai, đến tháng thứ 6 thì mất việc, đến tháng thứ 7 thì bị dọa sinh non nên phải nằm nhà giữ thai. Từ đó, tiền nhà, tiền ăn, tiền bồi dưỡng, tiền chi phí các loại đều dựa vào đồng lương của anh.

Để chi trả các khoản trong gia đình, anh Thành xin làm thêm ở một cơ sở chuyên phục vụ cỗ đám cưới vào hai ngày cuối tuần. Từ chỗ được trả 300-500 ngàn/ngày, dần dần anh thạo việc, đứng chân làm cỗ chính được trả 1,5-2 triệu/ngày.

Từ khi vợ sinh rồi con lớn hơn, tiền sữa, tiền bỉm, tiền các loại chi phí cho con cũng tăng lên đáng kể. Anh làm việc như một con thiêu thân. 1 người bác thấy anh vất vả, lại chăm chỉ hiền lành, nên đã đồng ý cho 2 vợ chồng chuyển đến ở trong 1 căn phòng cũ nát, rộng khoảng 9m2 của bác ở ngoại thành mà không lấy một đồng tiền nhà.Vì thế, số tiền đáng ra phải trả tiền thuê nhà, vợ chồng anh bỏ riêng ra để tiết kiệm.

Để tăng thêm thu nhập, anh nhận làm chân đi chợ đầu mối mua thực phẩm và nhặt rau vào buổi sáng sớm cho một nhà hàng ăn, anh được trả 5 triệu/tháng. Cùng một công đi chợ, anh lấy thêm 1 xe rau để vợ ở nhà vừa chăm con vừa túc tắc bán. Xong xuôi hết anh mới tắm rửa tinh tươm để đi làm công việc nhà nước.

“Mỗi tháng, tổng thu nhập của chúng tôi cũng trên dưới 20 triệu. Tôi cố định bỏ ra 15 tiệu để gửi tiết kiệm. còn lại, trên dưới 5 triệu, chúng tôi bỏ ra 2 triệu để chi tiền mua sữa, bỉm cho con. Còn tiền ăn, uống, sinh hoạt, ma chay hiếu hỉ… điện nước …chúng tôi chỉ cố gắng gói gọn trong 3 triệu. Hoặc nếu có hụt thì lại phải làm thêm để bù vào chứ không tiêu lẹm vào tiền tiết kiệm. Rồi sau đó vài năm, ở cơ quan nơi tôi làm việc chính, tôi lại được tăng lương lên gần 5 triệu. Như vậy là chúng tôi lại có thêm 1 triệu để cải thiện cuộc sống gia đình”, anh Thành kể.

Sau 5 năm tích cóp, anh có 400 triệu. Anh quyết định vay thêm bạn bè mua một mảnh đất ở ngoại thành gần nơi vợ chồng anh đang sống với giá 450 triệu. Sau đó anh vay tiếp 150 triệu để dựng căn nhà nhỏ và trả lại bác căn nhà đang ở. Hiện giờ, vợ chồng anh chỉ còn nợ gần 200 triệu đồng.

{keywords}

"Để mua được nhà, 5 năm qua, tôi và cả vợ tôi cũng đã phải cố gắng hết mình, chi tiêu tiết kiệm hết mình"

Lương thấp – cơ hội mua nhà vẫn rộng mở

Anh Nguyễn Xuân Phương là một công chức tại một cơ quan nhà nước cũng mua được căn hộ 58m2 trong một khu đô thị ở Hà Nội sau 5 năm tiết kiệm chỉ với đồng lương công chức ít ỏi.

Ngày mới kết hôn, tổng thu nhập của hai vợ chồng anh khá bèo bọt là hơn 10 triệu đồng/tháng. Chi phí sinh hoạt, nuôi con đã “ngốn” gần hết.

“Với 10 triệu, chúng tôi thuê nhà và điện nước hết 2,5 triệu/tháng, gửi trẻ 1,5 triệu, tiền ăn 1,5 triệu cộng với 1 triệu các khoản lặt vặt khác, mỗi tháng còn lại cũng chỉ còn có hơn 3 triệu. Đấy là chưa kể đến viêc có ma chay, cưới hỏi và những chi phí phát sinh khác”, anh Phương nói.

Quyết tâm phải có căn hộ nhỏ để sinh sống, hai vợ chồng anh lên kế hoạch tiết kiệm. Anh chuyển nhà về ở rong 1 căn phòng nhỏ hơn, xa trung tâm với mức thuê chỉ 1 triệu. Vì xa trung tâm nên tiền ăn cũng vì thế mà rẻ hơn, tiền để gửi con cũng bớt đi được 1 nửa. Số tiền đáng ra phải trả cho nhưng khoản ấy anh Phương bỏ riêng ra để tiết kiệm.

Anh phương nhận thêm một số điện thoại cũ về bán lại, vợ anh thì buôn quần áo. Mỗi ngày anh chị cũng kiếm thêm được khoảng 150 - 200 nghìn đủ tiền ăn và sinh hoạt cho cả gia đình.

“Lúc đó ngoài những chi tiêu hết sức thiết yếu, mỗi tháng chúng tôi dành ra khoản tiền 5 triệu để gửi ngân hàng. Với cách tính của vợ chồng tôi thì sau 10 năm, chúng tôi có thể sở hữu một căn hộ khoảng 60 m2 tại Hà Nội”, anh Phương nói.

Một lần tình cờ thấy trên internet một dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp, anh Phương tìm hiểu thông tin và qua xã, phường xác nhận thuộc diện chưa có nhà ở để mua căn hộ với mức giá 10,8 triệu đồng/m2.

Với số vốn trong tay sau gần 5 năm tiết kiệm khoảng 300 triệu cộng anh Phương vay ngân hàng thêm 300 triệu để mua ngôi nhà 58m2 với mức trả gốc và lãi mỗi tháng hơn 3 triệu cho thời hạn 10 năm.

Như vậy, sau 5 năm tích cóp, với khởi đầu và công việc nhà nước chỉ chưa đầy 10 triệu, vợ chồng anh Phương đã có một căn hộ của riêng mình mà chỉ còn nợ gần 300 triệu.

K. Minh (tổng hợp)