Ở đây, các cháu mầm non được học trong ngôi nhà sàn cũ mà các cô mượn được. Mái của lớp học được lợp bằng tôn đã bong tróc, lộ ra những khe hở lớn, chỉ cần một trận mưa nhỏ là phòng dột tứ tung.

Những lúc như thế, cô trò chỉ biết ngồi dồn lại một góc.

{keywords}

Các cô giáo mượn một ngôi nhà của người dân để làm lớp mầm non

Mượn nhà dân làm lớp mầm non

Bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình được gọi là là bản “bốn không” - không  điện thắp sáng, không nước sạch, không trạm y tế, không sóng điện thoại. Đời sống bà con nơi đây vô cùng vất vả.

Cả bản có 33 hộ, 141 khẩu, 100% là người dân tộc Vân Kiều, bà con chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Cuộc sống thiếu thốn, sự học của con em ở đây còn khó khăn gấp bội…

Đây mới là năm thứ hai bản có lớp mầm non. Thương đám trẻ con thiệt thòi, các cô giáo đã đi bộ băng rừng vào bản, mượn nhà dân, rồi ở cùng bà con dân bản để dạy cho các cháu. Năm nay, lớp có 16 cháu từ 3 đến 5 tuổi.

{keywords}

Giờ học của các cháu mầm non

Ngôi nhà sàn cũ mà các cô mượn làm lớp mầm non được làm từ rất lâu, nên đã xuống cấp trầm trọng. Mái nhà được lợp tôn giờ đã mục nát, chỉ cần có mưa đã dột khắp phòng. Những lúc như thế, cả cô trò phải dồn vào một góc. Những tấm lan can ở xung quanh nhà cũng đã hư hỏng nên các cô rất lo lắng mỗi khi các em chạy nhảy, chỉ sợ chúng trượt chân rơi xuống đất.

“Khổ nhất là những ngày mùa đông. Mấy cửa sổ đều đã bị hỏng nên gió cứ thế thổi thốc vào lạnh buốt. Ở đây mùa đông rất khắc nghiệt, các em phần lớn không được mặc ấm nên run lẩy bẩy. Có thương các em cũng không thể đóng cửa chính được, vì không có điện, đóng lại phòng sẽ tối om” -  cô Mai Thị Hằng, giáo viên mầm non cắm bản tâm sự.

{keywords}

Con búp bê bằng nhựa - món đồ chơi quý giá của em

“Không chỉ phòng học xuống cấp mà dụng cụ học tập và đồ chơi của các cháu cũng rất thiếu thốn. Nhưng bù lại, các cháu rất ham học và ngoan ngoãn. Đó cũng là động lực rất lớn của chúng tôi” - cô Hồ Thị Tuyết Minh, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Sơn cho biết.

Lớp tiểu học mượn nhà văn hóa

Cách nhà sàn – mầm non đó không xa là điểm trường tiểu học. Những năm trước đây, điểm trường chỉ có thầy giáo vì đường xá rất vất vả với những con dốc dựng đứng, đi bộ gần 2 tiếng đồng mới đến nơi. Bây giờ đường dễ đi hơn, các cô giáo mới lên được tới nơi.

{keywords}

Điểm trường tiểu học của Bản Sắt

Điểm trường tiểu học này có 3 phòng với 24 học sinh, chia làm 2 lớp ghép. Trong 3 căn phòng đó có một là nơi ở và sinh hoạt của hai cô giáo, một là phòng học - mượn tạm phòng văn hóa bản để các em học sinh lớp 2 học. 

Vì là bản “bốn không” nên các thầy cô ở đây phải soạn giáo án bằng đèn dầu hoặc đội đèn pin lên đầu. Khi trời nắng ráo, cuối tuần các thầy cô còn về quê được. trời mưa xuống thì thầy cô phải ở lại vì đường khó đi, có khi cả tháng không liên lạc được về nhà.

 Cô Trần Thị Hoa, giáo viên dạy lớp 4+5, cho biết đã vào cắm bản được một năm. Lần đầu tiên đi bộ vào bản lại gặp mưa, các cô đều bật khóc. Cách đây khoảng 3 tháng, con đường vào bản đã có hình hài, giờ trời nắng ráo là đi được xe máy.

{keywords}

Bên trong lớp học mượn nhà văn hóa

“Một năm trở lại đây đã có lớp mầm non nên các cô dạy tiểu học cũng đỡ vất vả phần nào vì các cháu đã được học tiếng Kinh trước khi vào lớp 1. Chứ trước đây, các thầy cô rất khổ vì phải dạy thêm “ngoại ngữ”” - cô Hoa vui vẻ kể.

Anh Nguyễn Văn Tráng Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Trường Sơn cho biết “Bây giờ, chính quyền địa phương cũng như thầy cô và học sinh chỉ mong sao có đủ phòng học, để các em yên tâm học hành”.

Hải Sâm