Ngay sau khi VietNamNet đăng tải loạt bài về 'báo chí đen', nhiều độc giả, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đã phản hồi và đánh giá cao. Họ đã chia sẻ những câu chuyện của mình với nỗi ám ảnh vì từng bị những phóng viên, nhà báo biến chất đe dọa, quấy nhiễu. 

Ngày 1/8, báo VietNamNet nhận được thư cảm ơn của độc giả Võ N.H. (độc giả đề nghị giấu tên). Trong thư, độc giả viết: “Là doanh nghiệp đã gặp không ít phiền hà từ sự nhũng nhiễu của các đơn vị báo chí, tôi xin gửi lời cảm ơn và sự trân trọng tới nhóm phóng viên báo VietNamNet đã dành nhiều tâm sức thực hiện chuỗi các bài: Báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp: Cần hành động quyết liệt để ngăn chặn, ngày 20/6; Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý, ngày 30/7; Nội soi tình hình báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp, ngày 31/7; Phát cả tờ rơi xuống xã để nhận diện phóng viên…”.

Độc giả này chia sẻ, qua các bài báo của VietNamNet đã thấy hình ảnh của mình, đồng nghiệp trong đó. Các bài báo ghi nhận, phản ánh một cách thực tế, chi tiết những gì đang diễn ra với doanh nghiệp, với các cơ quan công quyền khi gặp phải sự nhũng nhiễu từ phóng viên đồng thời chỉ ra nguyên nhân, bản chất của các hành động sai trái.

{keywords}
Nhiều cơ quan, người làm báo tử tế xấu hổ vì một bộ phận phóng viên quấy nhiễu, dọa nạt tổ chức, doanh nghiệp

“Xuất hiện đúng thời điểm mùa dịch Covid-19, doanh nghiệp có vô vàn khó khăn, thời điểm cơn bức xúc đang lên cao độ với liên tiếp các chiêu bài dơ bẩn của PV “vòi tiền” thì chuỗi bài báo của VietNamNet đã giúp chúng tôi lấy lại tinh thần, lấy lại niềm tin để tiếp tục công việc. Chúng tôi có thêm động lực để vượt qua mùa dịch bệnh, để tiếp tục cố gắng  duy trì việc làm cho  hơn 100 cán bộ, công nhân viên”, người này cho hay.

Ông Võ N.H chia sẻ sự việc diễn ra tại công ty mình: “Tháng 5 vừa qua, một tờ báo không mấy tên tuổi đến “hỏi thăm” công ty chúng tôi. Bước đầu, họ phát hiện được một sai sót nhỏ của công ty và dọa nạt, yêu cầu ký hợp đồng quảng cáo qua công ty truyền thông.

Không được đáp ứng, họ tiếp tục "nhăm nhăm vào mặt trái, nhìn vào sai sót, chưa hoàn thiện", bỏ qua sự cố gắng khắc phục của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng các chiêu trò cắt ghép thông tin, lời nói của những người liên quan để gây sức ép.

Khi tiếp tục không được đáp ứng, họ đe dọa  chính quyền địa phương và các cấp cao hơn, tiếp tục soi xét những sai sót của chính quyền, gây sức ép với chính quyền. Bên cạnh đó, hiệp hội 4 - 6 tờ báo liên tục gọi điện yêu cầu hỗ trợ kinh phí, đe dọa “đánh” hội đồng...”.

Người này cho rằng không phải quá cứng nhắc với khoản chi nhỏ để giữ quan hệ và tránh phiền hà. Tuy nhiên, khi chưa đạt được mục đích, liên tục các bài báo ra đời với lời lẽ giật gân rồi kết thúc bằng những dấu hỏi: "Doanh nghiệp có vi phạm?", "cơ quan nhà nước có bao che?.

Với những câu hỏi này, nhà báo hoàn toàn không "khẳng định" và cũng không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước có khiếu kiện. Nhưng với bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp, với người dân, họ hoàn toàn có thể hiểu theo ý khác, uy tín doanh nghiệp và cơ quan quản lý ở địa phương sẽ bị ảnh hưởng.

Tình trạng này cũng diễn ra với các doanh nghiệp lân cận công ty ông H. Khi doanh nghiệp hay cơ quan công quyền xuống nước, đáp ứng nhu cầu, sẽ tiếp tục có một số tờ báo khác hẹn gặp, đề xuất viết bài thanh minh và mục đích cuối cùng vẫn là hợp đồng quảng cáo.

“Có thể đây là một sự trùng lặp nhưng sự trùng lặp khó tin với 4 - 5 doanh nghiệp trong cùng một khu. Các báo đều cùng các bước đi, cùng một kịch bản từ bài 1 đến bài số 6 với mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào “biết điều” thì được dừng sớm, số bài ít hơn. Và chắc chắn sẽ có thêm sự trùng hợp nữa khi tên các doanh nghiệp bị đưa lên báo và các hợp đồng quảng cáo của họ với một hay vài công ty sân sau nào đấy”, ông H. chia sẻ.

Nếu không ngoan…

Dù doanh nghiệp rất bức xúc, nhọc nhằn khi bị “báo chí bẩn” “quây đánh”, thế nhưng doanh nghiệp này sau rất nhiều cân nhắc vẫn đi đến quyết định không tố cáo.

“Bản thân tôi cũng đã dự định thực hiện việc tố cáo không ít lần nhưng cân đi đếm lại, nhiều lý do để không tiếp tục.  Có một “hiệp hội báo chí” gồm trên dưới 5 tờ liên thông với nhau, nếu kiện có thể bị “đánh hội đồng”.

Thứ hai, công việc chính là sản xuất kinh doanh, nếu đi tố cáo sẽ mất thời gian và chi phí.

Thứ ba, quy định quản lý phóng viên, cộng tác viên còn nhiều kẽ hở, liệu doanh nghiệp nhỏ có chịu được sự phản đòn? Cuối cùng, làm thế nào để có bằng chứng và kiện cái gì khi tất cả đều có sự tính toán bài bản, cặn kẽ, các hành vi đều được che đậy một cách hoàn hảo.

Qua loạt bài báo của VietNamNet, tôi rất mong có thêm bài viết tiếp theo nói về giải pháp khắc phục tình trạng này hoặc đưa ra ánh sáng các tờ báo có định hướng xấu, phóng viên nhũng nhiễu”, ông H. nói.

{keywords}
Nhiều phóng viên tống tiền doanh nghiệp đã bị bắt

Nhiều độc giả cũng gửi phản hồi chia sẻ câu chuyện thực tế doanh nghiệp của mình gặp phải. Bạn đọc tên Đức nói:  “Quê tôi ở Nghệ An, ra đường là gặp cộng tác viên, phóng viên... chuyên đi soi mói làm tiền, không chỉ doanh nghiệp mà đến cơ quan nhà nước cũng sợ”.

Bạn đọc tên Lý Minh cho hay: “Tôi làm việc trong lĩnh vực thực phẩm và có lần từng bị dọa: Nếu không ngoan ngoãn thì một lát nữa sẽ có báo đài đăng tin ngay. Điều đó khiến tôi tin rằng, trong một số sự việc, báo chí tiêu cực có sự tiếp tay hoặc bắt tay của một số cán bộ biến chất”.

Bạn đọc tên Đỗ Quang đặt câu hỏi có nên để tồn tại những cơ quan báo chí non yếu về tài chính, không thể trả lương cho phóng viên, cộng tác viên nhưng lại liên tục tuyển người để nhũng nhiễu doanh nghiệp, làm việc bất lương…

Từng bị báo chí gây phiền nhiễu, nhiều bạn đọc tìm được tiếng nói đồng cảm, sẻ chia từ loạt bài của báo VietNamNet.

“Rất hoan nghênh VietNamNet đăng loạt bài chống tiêu cực trong hoạt động báo chí. Chúng tôi mong tòa soạn phản ánh thêm về tình trạng lãnh đạo cơ quan báo chí duyệt đăng các nội dung không đúng tôn chỉ mục đích. Đề nghị có tiếng nói ngăn chặn, xử lý tình trạng trên”, độc giả Mai Thảo Viết.

Còn độc giả Võ Minh Hoàng  cho hay: “Chuỗi bài báo như mũi tên đâm thẳng vào nhóm báo chí "mắt cú, lòng đen" và mục đích dơ bẩn của họ. Rất mong VietNamNet tiếp tục làm tới cùng, để không còn "hổ báo cáo chồn", làm hại doanh nghiệp, cơ quan quản lý”.

Gửi ý kiến của mình, bạn đọc Ngọc Tùng thể hiện tâm đắc với loạt bài mổ xẻ thực trạng của làng báo. “VietNamNet nói đúng, trúng và thẳng thắn nhìn vào thực tế đang diễn ra. Cần mạnh tay thanh lọc những nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí mất phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Cần loại bỏ những tờ báo “đâm chém”, làm xấu hình ảnh báo chí cách mạng”.

Văn bản số 2595/BTTT-CBC do Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo ký ngày 14/7 nêu rõ: “Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lợi dụng danh nghĩa báo chí để hoạt động trái pháp luật hoặc có hiện tượng sách nhiễu, đề nghị các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm lưu lại bằng chứng, kịp thời phản ánh và cung cấp về đường dây nóng của Cục Báo chí (số điện thoại: 0865282828; email: [email protected]) hoặc đường dây nóng của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương mình để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm”.

 Bảo Ngọc (tổng hợp)

Làm báo đúng tôn chỉ mục đích sẽ hạn chế nạn "hổ báo cáo chồn"

Làm báo đúng tôn chỉ mục đích sẽ hạn chế nạn "hổ báo cáo chồn"

Thực trạng một số phóng viên quấy nhiễu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không phải là chuyện mới. Ngay cả khi chủ trương quy hoạch báo chí đang diễn ra quyết liệt những hành vi này chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm.

Lãnh đạo các Sở TT&TT lên tiếng về nạn "hổ báo cáo chồn"

Lãnh đạo các Sở TT&TT lên tiếng về nạn "hổ báo cáo chồn"

Lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh Quảng Nam, TP.HCM, Đà Nẵng nêu thực trạng, nhiều cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn mà chưa thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích dẫn đến tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Cảnh báo một bộ phận nhà báo ‘mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy’

Cảnh báo một bộ phận nhà báo ‘mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy’

Nhiều doanh nghiệp thời nay không sợ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, mà lo sợ nhất là một bộ phận phóng viên, nhà báo “mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy”.

Phát cả tờ rơi xuống từng xã để nhận diện... phóng viên

Phát cả tờ rơi xuống từng xã để nhận diện... phóng viên

Khu vực Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều văn phòng thường trú, văn phòng đại diện và có hàng trăm nhà báo, phóng viên hoạt động. Đau lòng, khi có nơi chính quyền phải in cả tờ rơi xuống từng xã nhận diện đâu là phóng viên thật, giả...

 

“Nội soi" tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp

“Nội soi" tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp

“Có lần chúng tôi gặp một sự cố nhỏ về môi trường. Một phóng viên gọi đến dọa rằng không ký hợp đồng 100 triệu thì “phang” bài” - Đây là một chuyện không hiếm gặp qua lời kể của một đại diện truyền thông một tập đoàn lớn.

 

Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý

Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý

Số người làm báo bị xử tù vì tống tiền tổ chức, cá nhân không còn là cá biệt. Điều này không chỉ để lại những hệ lụy cho bản thân họ mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của những người làm báo chân chính...