- Ở Pháp, người dân phạm tội cảnh sát mới được lấy dấu vân tay. Nhận bằng cao cấp ở Liên Xô cũ không cần dán ảnh.
Tình cờ gặp cảnh dân chúng chen chúc nhau ở một cái đại lý để được chụp hình, bổ sung thông tin cá nhân cho nhà mạng, ông bà nào xong việc là hớn hở vui mừng như thời bao cấp mua được gạo ngon từ cửa hàng mậu dịch, tôi bất giác nhớ lại...
Người dân đổ xô về các điểm giao dịch để bổ sung thông tin trước hạn cuối triển khai Nghị định 49. Ảnh: Trọng Đạt |
Liên Xô cũ: Bằng cao cấp không cần dán ảnh
Tháng 9/1992, sau khi bảo vệ xong luận văn Phó tiến sĩ ở Taskent, tôi hăm hở lên Moscow để làm thủ tục nhận bằng tại BAK (Ủy ban cấp bằng cao cấp của Liên Xô cũ). Phấn đấu cả đời người nay được mảnh bằng nên phải lo chuẩn bị chu đáo lắm.
Tôi đến một hiệu ảnh nổi tiếng để chụp cái chân dung của mình thật đẹp để dán vào bằng. Khi đến Moscow, tôi đến thẳng BAK. Tiếp tôi là một phụ nữ còn rất trẻ và xinh đẹp. Sau khi kiểm tra các giấy tờ có trong hồ sơ của tôi mất khoảng 2 phút, cô viết tờ giấy hẹn rồi bảo: - Xong. Hẹn gặp lại cậu nhé!
Tôi vội vàng lôi trong túi áo complet ra cái phong bì chứa 5 cái ảnh chân dung của mình và trịnh trọng đặt lên bàn, nói: - Đây là ảnh cá nhân! Cô hơi ngơ ngác một chút nhưng rồi cũng mở phòng bì ra và ngắm ảnh của tôi.
Đoạn, cô đưa trả lại cho tôi, kèm theo lời khen: Cám ơn cậu! Đẹp trai đấy!
Tôi vội bảo: - Không. Không. Đấy là tôi gửi cô! Cô đỏ mặt nhìn tôi và hỏi: - Cậu tặng tôi? Nhưng tôi đã có chồng!
Tôi vội phân bua: - Đây là ảnh để dán vào bằng của tôi! - Để làm gì? - Cô ngạc nhiên hỏi.
- Thế không cần dán ảnh vào bằng à? - Ở Việt Nam làm thế? - Vâng, đúng thế! - Nhưng ở BAK thì không làm thế. Vì trong bằng của cậu không có chỗ để dán ảnh.
Ra về tôi cứ nghĩ: Ở xứ này thật lạ! Bằng cao cấp mà không dán ảnh của chủ nhân vào, sau bị người khác mạo nhận thì sao?
Pháp: Phạm tội mới được lấy dấu vân tay
Một lần đi Pháp nghiên cứu cái gọi là lý lịch tư pháp, khi trao đổi với cơ quan cảnh sát bạn về cách truy nguyên cá thể để không lẫn lộn người này với người kia, tôi ngạc nhiên về cách làm đơn giản của bạn nên hỏi ngay: - Tại sao trong kho dữ liệu công dân của các ông không lưu dấu vân tay của từng người để việc truy nguyên cá nhân được chính xác? Khoa học đã chứng minh nghe đâu xác suất 64 tỷ người mới có một trường hợp trùng vân tay cơ mà.
Còn như tên gọi thì ở Pháp cứ 10 ông thì có đến 2-3 ông là Philippe làm sao phân biệt được? Các bạn Pháp nhìn tôi, mặt ông nào cũng nghiêm như "đâm lê".
Một ông giải thích: "Chỉ khi nào công dân phạm tội thì cảnh sát mới được quyền lấy dấu vân tay của hai ngón tay".
Niềm tin ở con người
Lần đầu tiên tiếp xúc và làm việc với người Nhật, người Đài Loan, tôi thấy ông nào cũng có con dấu cá nhân khắc tên chính mình. Ký tá bất kể văn bản nào cũng thấy các vị ấy lôi con dấu tên mình ra "dí" vào chỗ mà ở xứ ta gọi là "ký tên và đóng dấu". Tuyệt nhiên chẳng thấy con dấu quốc huy hay củ khoai của cơ quan, tổ chức.
Mình đâm nghi ngờ về tính pháp lý. Thì ra ở họ làm gì có con dấu của cơ quan, tổ chức để mà đóng. Họ chỉ có logo thôi.
Vậy mà tỷ lệ các vụ lừa đảo ở xứ họ không đáng kể. Niềm tin ở xứ họ không đặt vào những con dấu mà đặt vào chính con người, hay đúng hơn là danh dự của con người.
Thuê bao nộp ảnh chân dung: Làm sao bảo mật thông tin cá nhân?
Các nhà mạng đồng loạt triển khai nội dung Nghị định 49 của Chính phủ trong việc bổ sung ảnh chân dung, hoàn thiện thông tin cá nhân thuê bao.
Xem Tây ngẫm ta: Người Mỹ rất sẵn sàng cho tình huống khẩn
Đến Mỹ làm việc và học thêm về ứng phó với thiên tai, tác giả Lê Thu Thảo viết: Chính quyền Mỹ rất khôn khi hàng năm tổ chức "Ngày hội an toàn"...
Xem Tây ngẫm ta: Ở Pháp không thiếu trò bịp
Ở Tây tuy có nhiều điều lạ, điều hay nhưng cũng không phải không có những điều chưa tốt.
Thư xin lỗi đáng suy ngẫm của ông chủ người Nhật
Ông Tango Hirosuke (77 tuổi, người Nhật), GĐ cty Tango Candy, bị công ty Tân Đức cắt nước, dùng hàng chục tấn đất bịt luôn cổng chính lẫn cổng thoát hiểm để gây áp lực đòi tiền đã viết thư xin lỗi.
Trần Thất (Nguyên Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp)