Theo sử sách, loài sâm này được phát hiện và sử dụng đầu tiên tại châu Bố Chính (thuộc hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình ngày nay) nên người dân địa phương đặt tên sâm Bố chính. |
Ngoài ra, sâm Bố chính còn biết đến với tên gọi khác là Thổ hào sâm, sâm báo, sâm núi. |
Loài sâm này có tên khoa hoạc là Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ cẩm quỳ. |
Theo những cụ cao niên trong vùng kể lại, sâm Bố chính được phát hiện cách đây hơn 300 năm và được sử dụng trong những món ăn sơn hào, hải vị của các bậc vua chúa xưa kia. |
Bởi nhiều lý do về lịch sử, loài sâm này đã bị thất truyền hơn 300 năm qua |
Năm 2017, các nhà khoa học đã tìm và khôi phục thành công nguồn gen này và đưa vào trồng thử nghiệm. |
Những mô hình sâm Bố chính ngay sau đó được nhân rộng. |
Theo anh Thái Văn Tuấn (xã Đại Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình) một trong những người đi đầu trồng loài sâm này, sâm khá thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây. |
“Năm 2017, tôi bắt đầu trồng 0,5ha và đã cho thu nhập hơn gần 250 triệu đồng” - ông Phúc cho biết. |
Cũng theo ông Phúc, loài sâm Bố chính trồng khá đơn giản và quỹ thời gian ươm, trồng và thu hoạch chỉ trong vòng 1 năm trời. |
"Năm ngoái với 3 hecta sâm tôi thu hoạch được hơn 10 tấn sâm củ” - ông Phúc cho hay |
“Sâm Bố chính bán tại vườn chia làm 3 loại: Loại to có giá 800ngàn/kg; loại nhỏ hơn từ 600 -700 ngàn đồng/kg; Loại nhỏ nhất cũng có giá không dưới 120 nghìn/kg” - ông Phúc chia sẻ. |
Theo tìm hiểu được biết, sản phẩm sâm Bố chính khi được trồng ra trong mấy năm qua đã được một số doanh nghiệp trong tỉnh bao tiêu ngay tại vườn. |
Và mỗi hecta cho thu hoạch trung bình từ 1 - 1,2 tấn. |
Những khóm sâm Bố chính chỉ sau một năm sẽ cho thu hoạch |
Củ sâm Bố chính thành phẩm |
(Theo Dân Việt)