Trong bữa cơm hàng ngày, người Việt vốn yêu thích hương vị đậm đà, chính vì thế trong gian bếp của các gia đình không thể nào thiếu muối.
Theo nhiều thống kê cho thấy, lượng natri mà người Việt tiêu thụ rất cao, thậm chí hàng ngày mỗi người trong chúng ta đang tiêu thụ gần gấp 2 lần so với lượng natri mà WHO khuyến cáo. Trong khi đó, lạm dụng muối, sẽ gây nên các bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, tăng huyết áp...
Tuy nhiên, có một loại gia vị an toàn, có thể thay thế cho muối ăn thông thường đó chính là muối biển nhạt.
Trong bữa cơm gia đình của người Việt, muối mà gia vị nêm nếm không thể thiếu giúp món ăn thêm đậm đà. |
Những phát hiện từ nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc bởi Viện Sức khỏe Toàn cầu, cho thấy rằng các chất thay thế muối có hàm lượng natri thấp giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Muối có hàm lượng natri thấp làm giảm 12% nguy cơ tử vong, 14% nguy cơ đột quỵ và tổng số các biến cố tim mạch (kết hợp đột quỵ và đau tim) là 13%.
Có thể không nhiều người biết, ở nước ta có 2 địa phương nổi tiếng trên thế giới về sản xuất muối nhạt đó là Nam Định và Đà Nẵng. Tại đó, muối vẫn được sản xuất thủ công, chính vì thế hạt muối được giữ nguyên toàn bộ các khoáng chất, chất lượng cao, do đó nhiều quốc gia rất ưa chuộng.
Các sản phẩm muối nhạt ngoài tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Muối nhạt thay thế natri bằng kali mang lại nhiều lợi ích. Tăng lượng kali - vi chất mà hầu hết mọi người ở nhiều quốc gia không tiêu thụ đủ, chất này giúp làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Thế giới thì quý như vậy nhưng ở Việt Nam, giá bán muối biển nhạt vẫn rẻ như bèo và thậm chí rất ít người mua. Nhiều bà nội trợ chuộng mua muối i-ốt để dùng làm muối nấu ăn hằng ngày vì chúng rẻ, tuy nhiên loại muối này có vị mặn rất gắt và chát cho nên sẽ cần bột ngọt, hạt nêm để làm đằm vị.
Ít ai biết, muối nhạt của Nam Định còn được mệnh danh là hạt muối ngon nhất thế giới. Bởi phương pháp sản xuất muối phơi cát cổ truyền tại đây là độc đáo và duy nhất còn lại trên thế giới.
Cụ thể, do sự khác biệt về điều kiện thời tiết, mưa nắng xen kẽ nên khác với cách làm muối tại miền Trung và miền Nam, người dân vùng biển Nam Định làm muối theo phương pháp phơi cát. Cách làm này kỳ công hơn, bù lại, cho ra hạt muối có đặc điểm, hương vị riêng.
Yếu tố gây mặn trong muối chính là muối natri. Do đó, để giảm độ mặn, quy trình làm muối nhạt của người dân Nam Định cắt giảm tỷ lệ muối natri, bổ sung thêm các loại muối khoáng khác có trong muối biển như muối kali, magie, canxi.
Cánh đồng muối nổi tiếng bậc nhất Nam Định nằm ở thôn Văn Lý, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu. Ảnh: VnExpress. |
Thay vì dùng ánh nắng mặt trời làm nước biển bốc hơi, người Nam Định dẫn nước biển vào ruộng có lớp cát mịn. Cát lẫn nước biển được phơi nắng, các tinh thể muối sẽ được kết tinh vào hạt cát. Sau đó tách muối đó ra, thêm nước mặn, thấm lọc qua cát rồi hứng vào thùng, kết tinh lại lần nữa mới tạo ra các tinh thể muối.
Ở Nam Định, mỗi năm có 2 mùa muối: Muối mùa từ đầu tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch, muối chiêm từ tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch. Muối mùa cho sản lượng cao hơn, muối trắng, bông và hạt muối sẽ đều hơn vì ánh nắng mặt trời.
Nhận thấy tiềm năng dinh dưỡng quý giá từ hạt muối biển cho sức khỏe con người, từ năm 2015, công ty muối Nam Định bắt đầu áp dụng công nghệ chế biến muối nhạt bên cạnh các dòng muối mặn truyền thống.
Mặc dù diện tích sản xuất muối trên địa bàn tỉnh Nam Định giảm mạnh, nhưng chất lượng ngày càng được cải thiện. Những năm gần đây, theo Sở NN-PTNT Nam Định, muối biển nhạt vẫn xuất ngoại đều đặn.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Kỳ lạ nghề hòa muối thành nước rồi mang nấu trên chảo khổng lồ
Thường người ta phơi nước biển để lấy muối, nhưng ở Bến Tre lại có nghề lạ lùng, hòa muối vào nước cho lên chiếc chảo khổng lồ đun cho cô đặc lại.