Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy tin rằng có mối liên hệ mạnh mẽ giữa thói quen uống rượu và ung thư đến mức ông cho rằng nên thêm nhãn cảnh báo sức khỏe trên đồ uống có cồn. Bên cạnh thuốc lá và béo phì, rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra ung thư với hơn 96.000 ca tại Mỹ (năm 2019). 

Gần 22% phụ nữ uống 2 ly/ngày có nguy cơ mắc một số loại ung thư. Nam giới uống 2 ly/ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn một chút (13%). Thông tin trên được chia sẻ trên tạp chí Ung thư Anh, ghi nhận rượu có liên quan đến ung thư vòm họng, thanh quản, trực tràng, thực quản, gan, miệng và vú.

ung thu.jpg
Uống rượu nhiều đem lại không ít nguy cơ cho sức khỏe. Ảnh: Ban Mai

Tuy nhiên, những người uống ít hơn 2 ly/ngày không hẳn được an toàn. Hơn 11% nam giới và 19% phụ nữ dùng 1 ly đồ uống có cồn mỗi ngày có khả năng mắc ung thư vào một thời điểm nào đó trong đời. 

Khi bạn uống bất kỳ loại rượu nào, các enzyme trong cơ thể sẽ phân hủy thành chất độc acetaldehyde. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên Nutrients, acetaldehyde có khả năng liên kết với ADN, cản trở khả năng tự sửa chữa và kích hoạt các đột biến có hại dẫn đến hình thành khối u.

Sử dụng rượu cũng dễ dẫn đến stress oxy hóa, gây hại cho tế bào bằng cách làm hỏng ADN và can thiệp vào quá trình truyền tín hiệu bình thường của tế bào. Sự can thiệp đó có thể khiến các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát. 

Căng thẳng mạn tính, thiếu vận động, béo phì và các vấn đề về giấc ngủ có nguy cơ dẫn đến viêm và ung thư. Sử dụng rượu trong thời gian dài dễ làm trầm trọng thêm sự tiến triển của ung thư bằng cách thu hút các tế bào miễn dịch gây viêm. Hệ vi sinh vật đường ruột có thể mất cân bằng khi uống rượu và các sản phẩm phụ có hại nhiều khả năng xâm nhập vào máu.

Rượu có liên quan chặt chẽ đến ung thư vú vì phá vỡ nồng độ estrogen, tác động vào quá trình điều hòa và chuyển hóa các hormone khác.

Hút thuốc cũng có liên quan đến ung thư. Rượu có thể làm tăng khả năng hấp thụ chất gây ung thư từ khói thuốc lá và các chất gây ung thư khác trong không khí của cơ thể.

Hiện tại, tất cả rượu được bán tại Mỹ đều có nhãn cảnh báo nêu rõ tác động của rượu đối với thai nhi đang phát triển và khả năng lái xe của bạn. Tuy nhiên, bác sĩ Murthy vẫn thúc giục Quốc hội Mỹ thêm cảnh báo về ung thư vào nhãn chai rượu. Theo một cuộc khảo sát năm 2019 của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, chỉ có 45% người dân nhận thức được nguy cơ ung thư do uống rượu. Theo tạp chí The Lancet, các nhà nghiên cứu nhận định rượu là một yếu tố nguy cơ gây ung thư thường bị bỏ qua. 

Hướng dẫn hiện tại của Mỹ khuyến cáo mọi người nên uống có chừng mực, tương đương 2 ly đối với nam giới và 1 ly đối với nữ giới. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều này không đồng nghĩa uống có chừng mực là an toàn. Thay vào đó, WHO cho biết họ đang tìm kiếm nghiên cứu hợp lệ xác định lượng rượu "an toàn" không làm tăng nguy cơ ung thư.

Nước hay trà tốt cho thận hơn?

Nước hay trà tốt cho thận hơn?

Cả nước và trà đều có thể đưa vào chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe cho thận nhưng tại sao nước vẫn nên là nguồn bổ sung chính?