Hơn 1.900 dịch vụ y tế vừa được tăng giá từ cuối tuần qua với mức tăng trung bình hơn 3%, riêng giá khám bệnh và giá giường tăng hơn 11%.

Tăng viện phí, cầm thẻ BHYT mới biết hưởng lợi thế nào

Bệnh viện Hà Nội đồng loạt tăng viện phí từ ngày 1/8

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế, cho biết Thông tư 39/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) BHYT giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15-1-2019. Riêng mức giá dịch vụ KCB được điều chỉnh theo mức lương cơ sở hiện hành áp dụng ngay từ ngày 15-12-2018.

Tăng giá 1.900 dịch vụ

Theo thông tư trên của Bộ Y tế, sẽ có hơn 1.900 dịch vụ y tế và giá khám bệnh, giá giường được điều chỉnh tăng. "Dù có mức tăng tới 11% sau khi điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới nhưng giá KCB chỉ tăng từ 3.000 - 4.000 đồng/lượt khám, còn giá giường bệnh sẽ tăng thêm từ 20.000 - 40.000 đồng/ngày/giường. Cụ thể, với BV hạng đặc biệt và hạng I, giá KCB 33.100 đồng/lượt hiện nay sẽ điều chỉnh lên 37.000 đồng/lượt; BV hạng II từ 29.600 đồng sẽ lên 33.000 đồng; BV hạng III từ 26.600 đồng lên 29.000 đồng; với BV hạng IV và trạm y tế xã, giá KCB từ 23.300 đồng/lượt lên 26.000 đồng/lượt" - ông Liên giải thích.

{keywords}
Việc điều chỉnh viện phí lần này sẽ tác động mạnh đến những người không có thẻ BHYT

Với hơn 1.900 dịch vụ y tế, mức tăng cũng không đáng kể so với giá trước đó. Chẳng hạn, với một số dịch vụ khá thông dụng như: siêu âm đen trắng tăng từ 38.000 đồng lên 42.000 đồng; siêu âm đầu dò âm đạo, trực tràng từ 176.000 đồng lên 180.000 đồng; siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu từ 211.000 đồng lên 219.000 đồng; siêu âm tim gắng sức từ 576.000 đồng lên 584.000 đồng; các dịch vụ X-quang có mức tăng từ 2.000 - 13.000 đồng/dịch vụ.

Ngay cả với những dịch vụ có mức giá cao như: chụp CT Scanner toàn thân 64 dãy - 128 dãy có thuốc cản quang cũng chỉ tăng 12.000 đồng, từ 3.435.000 đồng lên 3.446.800 đồng/lượt; các dịch vụ khác cũng có mức tăng tương tự. Hay chụp PET/CT có giá 19.724.400 đồng, cao hơn trước đó 110.000 đồng.

Với các phẫu thuật ngoại khoa như: thần kinh - sọ não; lồng ngực - mạch máu, xương khớp, cột sống, hàm mặt..., giá các dịch vụ sau khi được tính theo lương hiện hành, có mức tăng từ 100.000 - 450.000 đồng. Chẳng hạn: phẫu thuật áp xe não có giá 4.442.900 đồng, tăng 232.000 đồng; phẫu thuật nội soi u tuyến yên là 5.386.100 đồng, tăng 166.000 đồng; phẫu thuật các mạch máu lớn có giá 14.468.000 đồng, tăng 426.000 đồng; phẫu thuật tim các loại (tim bẩm sinh hoặc sửa van tim hoặc thay van tim…) có giá 16.967.300, tăng 425.000 đồng...

Lo thiếu tiền trả lương cán bộ y tế

Đây là lần thứ hai trong vòng 5 tháng qua viện phí được điều chỉnh. Trước đó, tháng 7-2018, Bộ Y tế đã giảm giá 70/88 dịch vụ với mức từ 6% - 24%.

Ông Nguyễn Nam Liên cho biết giá dịch vụ y tế bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương. Theo quy định, khi lương cơ sở được điều chỉnh thì viện phí cũng sẽ điều chỉnh tăng nhưng suốt thời gian qua, viện phí vẫn được tính theo mức lương cơ sở của năm 2013 là 1.150.000 đồng. Sau khi lương cơ sở tăng lên 1.390.000 vào tháng 7 vừa qua, Bộ Y tế đã xin ý kiến Chính phủ điều chỉnh viện phí phù hợp mới mức lương mới để các cơ sở KCB có đủ nguồn tài chính chi trả tiền lương cho cán bộ y tế.

"Theo lộ trình, cuối năm 2019, viện phí sẽ tiếp tục được tính thêm chi phí quản lý và tùy tình hình cân đối quỹ BHYT, viện phí có thể sẽ được tăng hằng năm theo lương cơ sở, bên cạnh đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng dịch vụ thực tế, viện phí sẽ được điều chỉnh giảm phù hợp" - ông Liên nói.

Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai (TP Hà Nội), phân tích đến nay, khoảng 85% số người bệnh điều trị nội trú tại BV Bạch Mai đã có BHYT chi trả. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lần này không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. "Người dân thường băn khoăn về việc tăng viện phí liệu có tăng chất lượng? Dù tăng giá hay không tăng thì BV vẫn luôn cải tiến chất lượng dịch vụ KCB. Với cơ chế tự chủ hiện nay thì chất lượng dịch vụ là vấn đề sống còn của các BV" - ông Hiền khẳng định.

Gánh nặng cho người không có BHYT

Bộ Y tế cũng cho rằng việc điều chỉnh giá lần này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến những người có BHYT vì bảo hiểm cũng sẽ chi trả cho phần giá tăng thêm này. Mức chi sẽ là 100%, 95% và 80%, tùy theo đối tượng. Nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người không tham gia BHYT, phải chi trả toàn bộ. Với nhóm này, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh viện phí vào ngày 15-1-2019. Trong thời gian 1 tháng tới đây, UBND các tỉnh sẽ trình HĐND quyết định việc áp dụng mức giá mới. Trước những tác động này, đại diện BHXH Việt Nam khuyến cáo theo quy định với những trường hợp tham gia BHYT lần đầu thì thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày tham gia. Do vậy, người chưa có thẻ BHYT nên chủ động tham gia để giảm gánh nặng chi trả nếu chẳng may bị bệnh.

(Theo Người lao động)

Tăng viện phí, học phí: Thị trường hóa cần bước đi phù hợp

Tăng viện phí, học phí: Thị trường hóa cần bước đi phù hợp

TS Hoàng Quang Hàm, Ủỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính- Ngân sách của QH cho rằng, giá cả nhiều dịch vụ: Viện phí, học phí, giá điện... sẽ phải tiệm cận theo giá thị trường nhưng cần phải có bước đi phù hợp 

Đồng loạt tăng viện phí, chuẩn bị tăng giá điện: Nỗi lo rình rập

Đồng loạt tăng viện phí, chuẩn bị tăng giá điện: Nỗi lo rình rập

Nỗi lo lạm phát là một thách thức lớn cho Chính phủ khi xem xét việc điều chỉnh giá điện, trong khi đó vẫn còn 27 tỉnh thành chưa hoàn thành tăng phí dịch vụ y tế.