Sách trắng Thương mại điện tử năm 2022 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương công bố phát hành. Nội dung ấn phẩm được xây dựng từ kết quả điều tra gần 5.000 người tiêu dùng và khoảng 10.000 doanh nghiệp, cùng với số liệu tổng hợp từ một số tổ chức uy tín trên thế giới.

{keywords}
Bộ Công Thương dự báo năm 2022, tổng doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 20% so với năm ngoái.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Dù vậy, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong 5 năm gần đây, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đã liên tục tăng, từ mức doanh thu 6,2 tỷ USD vào năm 2017 lên 10,08 tỷ USD vào năm 2020 và đạt 13,7 tỷ USD trong năm 2021. Dự báo, năm 2022, tổng doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 20% so với năm ngoái.

{keywords}
Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2022 (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử 2022)

Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến cũng tăng qua các năm, từ con số khoảng 33,6 triệu người trong năm 2017 lên đạt 54,6 triệu người vào năm 2021 và dự báo năm nay sẽ đạt từ 57 - 60 triệu người. Giá trị mua sắm trực tuyến của 1 người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 là 251 USD và có khả năng đạt 260 - 285 USD trong năm 2022.

Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, năm 2021, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động và laptop/máy tính để bàn đặt hàng trực tuyến đều tăng so với năm 2020. Trong đó, tỷ lệ đặt hàng qua điện thoại di động tăng từ 87% lên 91%; tỷ lệ đặt hàng qua laptop/máy tính để bàn tăng từ 38% lên 48%.

{keywords}
Phương tiện điện tử thường được sử dụng để đặt hàng trực tuyến. (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử 2022) 

Kênh mua sắm trực tuyến được nhiều người tiêu dùng chọn sử dụng hơn cả trong năm 2021 là website thương mại điện tử, chiếm tới 78%; tiếp đó là qua diễn đàn, mạng xã hội (42%) và qua các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động (47%).

Top 5 loại hàng hóa dịch vụ thường được người tiêu dùng mua qua mạng là Quần áo, giày dép, mỹ phẩm; Thiết bị đồ dùng gia đình; Đồ công nghệ - điện tử; Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng; Thực phẩm. Bên cạnh đó, trong năm ngoái, người tiêu dùng cũng mua qua mạng các loại hàng hóa, dịch vụ khác như vé máy bay, tàu hỏa, ô tô; đặt chỗ khách sạn, tour du lịch; vé xem phim, ca nhạc…

{keywords}
Các trở ngại với người tiêu dùng Việt khi mua sắm trực tuyến (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử 2022).

Đáng chú ý, khảo sát mới của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng chỉ ra những trở ngại đối với người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến, đó là: chất lượng kém so với quảng cáo; lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ; chi phí vận chuyển cao; chất lượng dịch vụ vận chuyển và giao nhận kém, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém…

Trong khảo sát tương tự được công bố năm 2021, top 3 trở ngại với người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến lần lượt là: giá; chất lượng kém so với quảng cáo; lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ.

Vân Anh

Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số, thương mại điện tử

Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số, thương mại điện tử

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, những năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số và thương mại điện tử, được đánh giá cao về tiềm năng số hóa các dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề.