- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) dù đang lỗ luỹ kế 3.717,5 tỷ đồng nhưng vẫn chi hỗ trợ 1,74 tỷ khi chưa được Bộ GTVT chấp thuận.

Báo cáo tài chính hợp nhất của SBIC năm 2017 về hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ trước thuế lũy kế dự kiến 3.717,5 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu do chi phí lãi vay và chênh lệch tỷ giá trước năm 2010 chưa được xử lý dứt điểm, cụ thể lỗ 3.435,7 tỷ đồng.

{keywords}
Bộ GTVT cho rằng, SBIC chi hỗ trợ cho người lao động Tết Mậu Tuất chưa có cơ sở

Dù vậy, dịp Tết Mậu Tuất, SBIC vẫn hỗ trợ cán bộ, công nhân viên và người lao động với mức bình quân 10 triệu đồng/người từ quỹ tiền lương còn lại năm 2017.

Số tiền hỗ trợ cho 174 lao động là 1,74 tỷ đồng.

Việc chi hỗ trợ này được đại diện SBIC cho biết là để động viên tinh thần và tạo động lực, giữ lực lượng lao động ở lại tiếp tục thực hiện tái cơ cấu.

Chi không có cơ sở

Điều đáng nói, SBIC đã chi hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên, người lao động khi chưa được cơ quan chủ quản là Bộ GTVT chấp thuận.

Cụ thể, ngày 12/2, Tổng giám đốc SBIC Cao Thành Đồng có văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép sử dụng quỹ tiền lương còn lại năm 2017 để chi bổ sung 1 tháng tiền lương thực trả cho cán bộ công nhân viên và người lao động, đồng thời hỗ trợ nhân dịp Tết, bình quân 10 triệu đồng/người.

Để người lao động nhận được tiền trước khi nghỉ Tết, SBIC đã thực hiện chi hỗ trợ chậm nhất ngày 13/2/2018 (28 tháng chạp năm Đinh Dậu).

“Trường hợp Bộ GTVT không chấp thuận khoản chi hỗ trợ nêu trên, Tổng công ty sẽ trao đổi với công đoàn và người lao động để hoàn trả đầy đủ số tiền đã chi”, ông Đồng cho biết.

Tuy nhiên, ngay trong văn bản ngày 13/2 gửi Thủ tướng, Bộ GTVT khẳng định việc chi hỗ trợ cán bộ, công nhân viên và người lao động của SBIC là chưa có cơ sở, chưa phù hợp với ý kiến của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý sử dụng nguồn thu tái cơ cấu SBIC.

Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng  Vương Đình Huệ, nói rõ: Bộ GTVT hướng dẫn SBIC thực hiện theo các quy định hiện hành và theo thẩm quyền.

Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ GTVT nêu rõ chính kiến của Bộ, lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan để thống nhất phương án báo cáo Thủ tướng.

Còn Vinashin nếu kiểm soát nội bộ bị vô hiệu hóa

Còn Vinashin nếu kiểm soát nội bộ bị vô hiệu hóa

Nếu việc kiểm soát nội bộ của bộ máy bị vô hiệu hóa thì sẽ lại tiếp tục những đổ vỡ như Vinashin, Vinalines - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán VN nói về địa vị độc lập của KTNN trong Hiến pháp.

 

Bí thư Ninh Bình: Cơ chế làm dự án Sào Khê 72 tỷ nở thành 2.595 tỷ

Bí thư Ninh Bình: Cơ chế làm dự án Sào Khê 72 tỷ nở thành 2.595 tỷ

Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho rằng lỗi chính khiến dự án Sào Khê đội vốn từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng là do cơ chế.

 

Bộ ngành, địa phương sử dụng sai 1.952 tỷ đồng ngân sách

Bộ ngành, địa phương sử dụng sai 1.952 tỷ đồng ngân sách

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách lưu ý tình trạng tái diễn chi sai chế độ, sử dụng sai nguồn kinh phí trong điều hành ngân sách. 

Thêm một dự án đội vốn hơn 7.000 tỷ tại Ninh Bình

Thêm một dự án đội vốn hơn 7.000 tỷ tại Ninh Bình

Không chỉ có dự án đội vốn từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng, Ninh Bình còn có một dự án khác đội vốn từ 2.078 tỷ “đội” lên 9.720 tỷ đồng.

Vụ Vinashin: Không thi hành được án vì không có tiền

Vụ Vinashin: Không thi hành được án vì không có tiền

Việc thi hành án đối với vụ án xảy ra ở tập đoàn Vinashin đang gặp rất nhiều khó khăn do không có tài sản đảm bảo. 

Vinashin hay 'Vinachia' thỏa hiệp đen bòn rút tài sản

Vinashin hay 'Vinachia' thỏa hiệp đen bòn rút tài sản

"Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là 'Vinacho', 'Vinachia'".

Vũ Điệp