'Đại gia' Xi măng Vicem lỗ thêm nghìn tỷ, phó thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát sau khi có thông tin phản ánh về việc "ông lớn Xi măng Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" để làm rõ nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục trong thời gian tới.

Trước đó, báo chí đã đưa tin "Ông lớn ngành xi măng Vicem lỗ thêm nghìn tỷ", phản ánh tình hình Vicem lỗ năm thứ hai liên tiếp khi lợi nhuận hợp nhất năm 2024 âm 1.400 tỷ đồng.

Biểu đồ: Hồng Khanh

Đây cũng là đơn vị duy nhất trong số 6 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng kinh doanh thua lỗ trong năm 2024. Cụ thể, lợi nhuận công ty mẹ của Vicem âm 236,8 tỷ đồng và lỗ hợp nhất 1.400 tỷ do thị trường kém khả quan. 

Hà Nội xoá sổ loạt nhà siêu mỏng, siêu méo trên ‘đất vàng’ Đống Đa

Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2025, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn quận với diện tích đất thu hồi hơn 0,17ha.

Các trường hợp siêu mỏng, siêu méo này thuộc 18 phường gồm: Khương Thượng, Phương Mai, Thịnh Quang, Cát Linh, Kim Liên, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Trung Tự, Trung Liệt, Trung Phụng, Văn Miếu, Văn Chương, Ngã Tư Sở, Nam Đồng, Thổ Quan, Quang Trung, Ô Chợ Dừa, Phương Liên.

Cận cảnh ngôi nhà hiện đại nơi cầu thủ Nguyễn Xuân Son ở tại Nam Định

Ngôi nhà gia đình cầu thủ Nguyễn Xuân Son đang sống tại TP Nam Định (tỉnh Nam Định) tọa lạc trên khu phố khá yên tĩnh, có kiến trúc hiện đại, nhiều mặt thoáng, khác hẳn với những hình ảnh lan truyền trên mạng mấy ngày qua.

W-Xuân Son_2.jpg
Ngôi nhà gia đình cầu thủ Xuân Son đang sống tại TP Nam Định có diện tích khoảng 130m2, được thiết kế hiện đại với tông màu trắng chủ đạo. Ảnh: Trọng Tùng

Chủ nhân ngôi nhà tiết lộ, gia đình Xuân Son đã thuê và chuyển về đây ở được tròn 1 năm. Cầu thủ này thân thiện, hòa đồng và thường xuyên giao lưu, trò chuyện với hàng xóm nên rất được mọi người yêu quý. 

Hà Nội sắp ‘xoá sổ’ loạt khu nhà gỗ trên đất vàng Hoàn Kiếm

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Hoàn Kiếm, gồm danh mục 22 dự án với tổng diện tích 4,14ha.

Trong đó, có 7 dự án giải phóng mặt bằng tại các nhà gỗ. Cụ thể, dự án giải phóng mặt bằng tại nhà gỗ số 1A, số 9, 10, 11, 14, 16 và số 17 Chương Dương.

Trên địa bàn phường Chương Dương trước đây có 17 căn nhà gỗ do các bộ, ngành Trung ương quản lý, sử dụng và bố trí cho cán bộ, công nhân viên ở. Do xây dựng đã lâu, nhiều nhà gỗ đã xuống cấp nghiêm trọng, được đánh giá ở cấp độ nguy hiểm D.  

Đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh, hết cửa thổi giá?

Hồi tháng 8, 9/2024, nhiều phiên đấu giá tại các huyện ven Hà Nội đã thu hút hàng trăm người tham dự, thậm chí có những buổi có trên 1.000 hồ sơ đăng ký. Đất đấu giá ven Hà Nội trở thành “điểm nóng” với giá trúng đã liên tiếp “lập đỉnh”, khi nhiều khu đất trên 100 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, sức nóng từ các phiên đấu giá không còn được duy trì.

Biểu đồ: Hồng Khanh

Cuối năm 2024, đất đấu giá tại xã Tân Phú, huyện Quốc Oai (Hà Nội) trúng cao nhất là 76,6 triệu đồng/m2, giảm 18 triệu đồng, tức khoảng 20% so với hồi tháng 11/2024.

Hay tại huyện Phúc Thọ, hồi tháng 11, phiên đấu giá 12 thửa đất tại khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc), khu Hương Nam (xã Xuân Đình), khu Cổng chợ (xã Tích Giang), có hơn 120 hồ sơ với 32 khách hàng đăng ký tham gia. So với phiên đấu giá hồi tháng 8, 9, lượng người tham gia đã giảm mạnh. 

Doanh nghiệp nói về chuyện phân biệt đối xử ‘con đẻ’ - ‘con nuôi’ trong đất đai

Lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá, vẫn còn phân biệt đối xử lớn giữa đất ở “con đẻ” với đất thương mại, dịch vụ “con nuôi” và quy định về giá đất đối với đất thương mại, dịch vụ còn nhiều hạn chế, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.

Theo Luật Đất đai 2024 quy định giá đất để tính thuế sử dụng đất là giá đất trong bảng giá đất. Nghị định số 71/2024 quy định về giá đất đã xác định giá đất thương mại, dịch vụ là nội dung bắt buộc phải quy định cụ thể trong bảng giá đất do HĐND cấp tỉnh quyết định. Các quy định hiện hành không quy định về tính giá đất thương mại, dịch vụ trên cơ sở giá đất ở cùng khu vực.

Tuy nhiên, thực tế, cho đến nay các địa phương thường thu tiền thuê đất trả tiền một lần trong suốt vòng đời dự án bằng khoảng 70% tiền sử dụng đất ở.

Doanh nghiệp đánh giá, tỷ lệ này không có căn cứ khoa học và rất cao, dẫn tới giá đất thương mại, dịch vụ cao, giá thành bất động sản cao, không khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào dự án du lịch, nghỉ dưỡng trên đất thương mại, dịch vụ.