Ban giám sát nội dung mới còn được một số người ví von như “Tòa án tối cao” của Facebook, có khả năng lật ngược quyết định của công ty và CEO Mark Zuckerberg về sự hiện diện của nội dung trên Facebook, Instagram.
Facebook từ lâu bị chỉ trích về các vấn đề kiểm duyệt nội dung trên nền tảng. Trước đây, mạng xã hội từng xóa bức ảnh chiến tranh Việt Nam nổi tiếng "Em bé Napalm" vì nhận diện đây là ảnh khiêu dâm trẻ em.
Ban giám sát sẽ chỉ tập trung vào một phần nhỏ trong các nội dung gây tranh cãi như phát ngôn thù địch, xúc phạm, an toàn của mọi người. Các thành viên sống tại 27 quốc gia, nói 29 ngôn ngữ dù 1/4 nhóm và 2/4 đồng chủ tịch đến từ Mỹ, nơi Facebook đặt trụ sở.
Các đồng chủ tịch là người lựa chọn các thành viên khác cùng tham gia Ban giám sát. Họ là cựu thẩm phán liên bang Michael McConnell, chuyên gia luật hiến pháp Jamal Greene, luật sư Catalina Botero-Marino người Colombia và cựu Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt.
Ngoài ra, Ban giám sát còn có cựu thẩm phán của Tòa án nhân quyền châu Âu András Sajó, nhà hoạt động người Yemen, chủ nhân của giải Nobel hòa bình Tawakkol Karman, cựu Tổng biên tập tờ Guardian Alan Rusbridger, nhà hoạt động vì quyền lợi kỹ thuật số người Pakistan Nighat Dad.
Trả lời hãng thông tấn Reuters qua Skype, Nick Clegg – Giám đốc các vấn đề toàn cầu Facebook – cho biết uy tín của Ban sẽ tăng lên theo thời gian. Ban giám sát sẽ hoạt động ngay lập tức và bắt đầu các phiên điều trần trong mùa hè này.
Số lượng thành viên có thể tăng lên khoảng 40 người và Facebook đã cam kết tài trợ 130 triệu USD trong ít nhất 6 năm. Ban giám sát sẽ đưa ra quyết định đối với các trường hợp gây tranh cãi, Ban giám đốc cũng có thể tham khảo quyết định quan trọng từ Ban giám sát, bao gồm quảng cáo trên các nhóm.
Đầu tiên, Ban giám sát chỉ tập trung vào các vụ xóa nội dung và số lượng dừng ở “vài chục”. Đồng chủ tịch McConnell cho rằng họ không phải “cảnh sát Internet” và không nên kỳ vọng họ như một tổ chức hành động nhanh, nhúng tay vào các vấn đề một cách mau chóng.
Quyết định của Ban giám sát phải được thi hành trong vòng 90 ngày, dù Facebook có thể yêu cầu đánh giá lại trong 30 ngày đối với các trường hợp ngoại lệ. Nicolas Suzor, một thành viên trong Ban, cho hay: “Chúng tôi không làm việc cho Facebook, chúng tôi cố gắng gây áp lực để Facebook cải thiện chính sách và quy trình để tôn trọng nhân quyền hơn. Đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Tôi không ngây thơ tới mức nghĩ rằng đây là công việc dễ dàng”. Mỗi thành viên đều có quan điểm về tự do ngôn luận khác nhau.
20 thành viên Ban giám sát nội dung Facebook:
Afia Asantewaa Asare-Kyei, nhà hoạt động nhân quyền của tổ chức Open Society Initiative for West;
Africa Evelyn Aswad, Giáo sư Cao đẳng Luật Oklahoma College, cựu Luật sư Bộ Ngoại giao Mỹ;
Endy Bayuni, nhà báo từng 2 lần làm Tổng biên tập Jakarta Post Catalina;
Botero-Marino, đồng chủ tịch Ban giám sát Facebook, Trưởng khoa Luật Đại học Universidad de los Andes Colombia;
Katherine Chen, học giả truyền thông Đại học quốc gia Chengchi Đài Loan;
Nighat Dad, nhà hoạt động quyền kỹ thuật số từng nhận giải Human Rights Tulip;
Award Jamal Greene, đồng chủ tịch ban giám sát Facebook, Giáo sư Luật Columbia;
Pamela Karlan, Giáo sư Luật Stanford Tawakkol Karman, người đoạt giải Nobel Hòa bình, được tạp chí Time bình chọn là một trong những “Phụ nữ nổi loạn nhất lịch sử”;
Maina Kiai, Giám đốc chương trình Human Rights Watch’s Global Alliances & Partnerships;
Sudhir Krishnaswamy, Phó Hiệu trưởng Đại học Luật quốc gia Ấn Độ;
Ronaldo Lemos, luật sư truyền thông, tài sản sở hữu trí tuệ và công nghệ, giảng dạy tại Đại học Estado do Rio de Janeiro, Brazil;
Michael McConnell, đồng chủ tịch ban giám sát Facebook, Giáo sư Luật Stanford;
Julie Owono, nhà hoạt động quyền lợi kỹ thuật số Emi Palmor, cựu Giám đốc Bộ Tư pháp Israel;
Alan Rusbridger, cựu Tổng biên tập The Guardian;
Andras Sajo, cựu thẩm phán kiêm phó chủ tịch Tòa án Nhân quyền châu Âu;
John Samples, tác giả chuyên về quy định phát ngôn và mạng xã hội;
Nicolas Suzor, Giáo sư đại học Luật công nghệ Queensland;
Helle Thorning-Schmidt, đồng chủ tịch ban giám sát Facebook, cựu Thủ tướng Đan Mạch