5 loại thảo dược châu Âu được nhiều bà mẹ hiện đại sử dụng để chăm sóc sức khoẻ con yêu.
Phấn hoa
Phấn hoa có giá trị cao về dinh dưỡng cũng như về khả năng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng, chữa mất ngủ... Loại thảo dược này có vị ngọt, thơm ngậy rất dễ sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Thành phần của phấn hoa gồm có nhiều Acid amin, carbonhydrate, Vitamin và khoáng chất như Sắt, Kẽm, Selen, Mangan, Lysin, Taurin, Arginin, Vitamin B1,B2,B3,B6,A,D,E... Đây cũng là lựa chọn hàng đầu trong phối hợp công thức biếng ăn cho trẻ nhỏ, giúp điều hòa các chức năng tiêu hóa, cải thiện được tình trạng táo bón kinh niên. Ngoài ra phấn hoa còn giúp tăng cường trí óc.
Sâm Siberia - “Chìa khóa” cho hệ miễn dịch
Sâm Siberia(Eleutherococcus senticosus) là một loài cây nhỏ bản địa của vùng Viễn Đông, Liên Bang Nga, còn được gọi là Eleuthero. Thảo dược này được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở các nước phương Đông, bao gồm Trung Quốc và Nga. Các dược chất ở trong Sâm Siberia được gọi chung là Eleutherosides, có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể.
Sâm Siberia được sử dụng trong truyền thống để phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm giúp tăng cường năng lượng, sức bền và sức khỏe.
Tác dụng trên cảm lạnh và cúm
Một vài nghiên cứu sử dụng chế phẩm có chứa Sâm Siberia và Xuyên tâm liên cho những bệnh nhân bị cảm lạnh giúp làm giảm thời gian và mức độ nặng của đợt cảm lạnh.
Chống nhiễm trùng Herpes
Một nghiên cứu trên 93 người nhiễm Herpes tuyp 2, loại gây mụn rộp bộ phận sinh dục, cho thấy Sâm Siberia giúp làm giảm số lượng phát bệnh và giảm mức độ nặng ở những người phát bệnh.
Tăng khả năng tư duy và vận động
Sâm Siberia được sử dụng để tăng khả năng hoạt động trí tuệ, khả năng ghi nhớ.
Sâm Siberia có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tăng miễn dịch, tăng sức khỏe thể chất cho bé.
Hoa Cúc Đức
Hoa Cúc dại (Chamomile) là một loại thảo dược phổ biến nhất thế giới phương Tây. Có hai loại là: Cúc Đức (German chamomile, tên khoa học là Matricaria recutita) và Cúc La Mã (Roman chamomile, tên khoa học là Chamaemelum nobile). Cả hai đều được dùng để hỗ trợ giảm căng thẳng, điều trị bệnh lý về dạ dày, giảm co thắt cơ, bệnh lý về da và nhiễm trùng nhẹ.
Lo âu, mất ngủ: Trà hoặc viên nang chamomile giúp giảm triệu chứng lo âu từ nhẹ tới trung bình. Ở liều thấp, chamomile giúp giảm lo âu, căng thẳng, liều cao hơn giúp ngủ ngon.
Bệnh lý tiêu hóa: hoa Cúc Đức được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích (IBS), khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, hội chứng Colic. Nó giúp giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa nên giúp giảm đau bụng chức năng, đặc biệt thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Tiểu hồi (Foeniculum vulgare) - Tinh dầu cho đường tiêu hóa của trẻ
Tiểu hồi là cây bản địa của châu Âu, cũng được trồng tại nhiều khu vực Bắc Mỹ, châu Á, Ai Cập. Người ta sử dụng hạt để làm thuốc. Sau bữa ăn, hạt Tiểu hồi được sử dụng để loại bỏ bóng hơi tiêu hóa và khó chịu trong dạ dày. Hạt Tiểu hồi cũng được sử dụng như một loại thuốc thảo dược trong trị ho và hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh.
Hoa Grindelia (Grindelia robusta) - Bài thuốc đặc trị ho của người Ý
Nhờ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giảm kích thích ở cuối dây thần kinh tiếp xúc với không khí trong đường hô hấp, do đó hoa Grindelia đặc biệt hữu dụng trong bệnh lý hen phế quản, ho co thắt, ho kèm theo viêm kéo dài.
Tuy nhiên, không phải loại thảo dược nào cũng có thể sử dụng cho trẻ nhỏ vì nguy cơ gây ngộ độc từ các độc tố như kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Các loại thảo dược trên hiện nay chỉ được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ dưới dạng thảo dược chuẩn hóa, dịch chiết tiêu chuẩn hóa. Dạng siro là phù hợp với trẻ nhỏ hơn cả.
Để tìm hiểu thêm về các loại thảo dược châu Âu, chăm sóc sức khỏe bé yêu, liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18008070 hoặc truy cập website http://pharmalife.delap.vn/
DS. Bá Nghĩa