Làng LMHT chuyên nghiệp thế giới không chứng kiến nhiều tài năng Hàn Quốc trở thành tuyển thủ tự do cho tới trước khi kỳ chuyển nhượng Tiền Mùa Giải 2017 diễn ra. Ngay cả ở thời điểm năm 2014, “cuộc di cư” cũng có quy mô nhỏ hơn hiện tại, khi mà phần lớn các đội tuyển đều thải loại gần như nguyên cả đội hình mà không chỉ xuất hiện ở các đội tuyển bị xuống hạng hoặc giải thể?!
Các tổ chức hàng đầu Xứ Kim Chi như ROX Tigers không nằm ngoài xu thế cùng với đội tuyển LMHT lâu đời CJ Entus, Afreeca Freecs, Jin Air Green Wings và Longzhu Gaming…Số lượng các tuyển thủ tự do người Hàn nhiều đến đáng kinh ngạc và nó là một minh chứng rõ ràng có thể là một mối lo ngại với nền thể thao diện tử nước này.
Nguyên nhân chính được đưa ra là do quan điểm và hướng đi đã ăn sâu vào gốc rễ của các tài năng Hàn Quốc. Khi mà những đội tuyển nước ngoài đưa ra lời để nghị nhiều tiền hơn với các cao thủ Hàn Quốc, họ lập tức đưa ra mức đòi hỏi cao hơn với tổ chức chủ quản. Trong một báo cáo của Inven, nguồn tin riêng từ ba đội tuyển than vãn rằng, họ bị ép phải tăng lương.
“Nó đã trở nên khó khăn hơn để giữ lại các tuyển thủ khi họ nhận được sự quan tâm từ phía các công ty lớn và những câu lạc bộ thể thao không chỉ còn ở Trung Quốc nữa mà ngay cả Bắc Mỹ và Châu Âu đều đều bày tỏ một sự thích thú trong ngành thể thao điện tử”, theo Inven. “Lẽ tất nhiên khi những tuyển thủ đến với các đội tuyển cung cấp mức đãi ngộ tốt hơn nhưng một xu thế nguy hiểm đã bắt đầu khi mà ngay cả những người chơi tệ ở cả giải đấu lẫn con người đã yêu cầu được trả một khoản tiền vô lý, cho rằng giá trị của họ phải tăng lên tương đương với những tuyển thủ có mức đòi hỏi cao. Các đội tuyển tôn trọng quyền của tuyển thủ để đưa ra đề nghị mà cá nhân họ cho là đúng với giá trị, nhưng nó đã trở nên khó khăn hơn để thương lượng với những người chơi ngồi vào bàn với thái độ ‘làm vậy hoặc rời đi.’”
Một người trong cuộc giấu tên cũng chia sẻ quan điểm này, tiếp lời khi nói rằng thị trường chuyển nhượng đang bị kiểm soát bởi những tuyển thủ một cách đáng lo ngại.
“Giới chuyên nghiệp có cái giá của họ được tính toán dựa trên họ đã làm được gì, nhưng ở thị trường chuyển nhượng tuyển thủ tự do hiện nay, chẳng có gì liên quan tới sự nghiệp đã hình thành của một tuyển thủ hay cái cách mà họ đã thi đấu ra sao. Ví dụ, nếu Tuyển thủ A nhận được một mức lương hàng trăm triệu Won, sau đó có người chơi khác cho rằng vì họ chơi tốt hơn A, hoặc họ đứng ở vị trí trong bảng xếp hạng cao hơn A, họ kiểm soát thị trường bằng cách đòi hỏi một mức lương hàng năm tương xứng với đối thủ của Tuyển thủ A.”
Nguồn tin cuối cùng cũng chia sẻ một tình huống mà họ đã gặp phải với một tuyển thủ và là một ví dụ cho thấy vấn đề này đã ăn sâu vào LCK đến thế nào.
“Chúng tôi đã có một tình huống khi mà một tuyển thủ đã có thể chơi gần 10 ván trong suốt LCK mùa giải trước liên hệ với chúng tôi và yêu cầu một mức lương hàng năm 200 tới 300 triệu Won (khoảng 171-267.000 USD), nó nhiều hơn bảy tới tám lần số tiền mà họ được trả hiện tại. Ngoài câu hỏi một đội tuyển có bao nhiêu tiền, chúng tôi nhìn vào kỹ năng, tiềm năng và các yếu tố khác của một tuyển thủ, nó là một số tiền vô lý bất chấp lẽ thường. Chúng tôi đang ở một thế khó bởi nhiều tuyển thủ đang tiếp cận chúng tôi cũng với tâm lý này.”
“Đầu cơ” của xu thế này được cho là số tiền SK Telecom T1 đã dùng để giữ lại phần lớn đội hình đã vô địch CKTG, với ít nhiều bằng chứng cho rằng đó là một “khoản chưa từng có tiền lệ”. Mặc dù vậy, điều đáng nói là SKT được hậu thuẫn bởi một trong những công ty viễn thông lớn nhất Hàn Quốc và nhiều đội tuyển khác không có được túi tiền rủng rỉnh như họ…
2016 (Theo Slingshot Esports)