1. Lịch âm là loại lịch dựa vào chu kỳ của?

  • Mặt trời
    0%
  • Mặt trăng
    0%
  • Sao Hỏa
    0%
  • Các vì sao
    0%
Chính xác

Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết theo quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch). Một năm đó có 354 hoặc 355 ngày. Đây là lịch âm thực sự.

2. Quốc gia nào được cho là nơi phát triển lịch âm sớm nhất?

  • Ấn Độ
    0%
  • Trung Quốc
    0%
  • Hy Lạp
    0%
  • Iraq
    0%
Chính xác

Theo trang Nghiên cứu lịch sử, âm lịch hay việc soạn thảo lịch số dựa vào vận hành của mặt trăng không phải bắt đầu từ Trung Hoa như nhiều người lầm tưởng. Theo dữ kiện có được từ các nhà khảo cổ với bằng chứng rõ rệt, nền văn minh Sumer (phát triển bên cạnh con sông Tigris cách đây hơn 6000 năm để sau này thành Baghdad, thủ đô của Iraq) đã biết làm lịch dựa vào vận hành của mặt trăng. Ðế quốc La mã ngay trong thời trước Julius Cesar (40 BC) cũng dùng loại Âm lịch này. 

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, giáo sư Trần Ngọc Thêm cho biết, lịch âm phát sinh từ vùng văn hóa Lưỡng Hà dựa trên chuyển động của mặt trăng với chu kỳ 29,53 ngày, mỗi năm có 354 ngày.

3. Việt Nam đang sử dụng lịch âm thực sự? 

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Hiện nay, các dân tộc trên thế giới sử dụng 3 loại lịch chủ yếu: dương lịch, âm lịch và âm dương lịch. Việt Nam thực ra sử dụng âm dương lịch chứ không phải hoàn toàn là âm lịch.

Theo âm lịch, một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ ba, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày.

Thời tiết thay đổi nóng lạnh là do trái đất quay nghiêng quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thời tiết thay đổi nóng lạnh một lần. Một vòng quay này là cơ sở hình thành dương lịch. Bởi vậy dùng cách chia tháng nhuận để tính lịch phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, tức là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Cách tính lịch như vậy không còn là âm lịch thuần túy nữa mà là kết hợp giữa lịch âm và lịch dương.

4. Tết Âm lịch còn được gọi là:

  • Tết Nguyên Đán
    0%
  • Tết Cả
    0%
  • Tết Ta
    0%
  • Tất cả các đáp án trên
    0%
Chính xác

Tết Nguyên đán còn có tên gọi khác là Tết Cả (Tiết lớn nhất trong năm), Tết Ta (để phân biệt với tết Tây), Tết Âm lịch (phân biệt với Dương lịch), Tết cổ truyền, ngày nay được gọi vắn tắt là Tết.

Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Á nói chung, thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do việc canh tác nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên nên người xưa đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khí để tiện tính toán chu kỳ gieo gặt mùa màng. Trong đó quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán, sau này gọi chệch là "Tết Nguyên đán". 

5. Hiện nay, Quốc gia châu Á nào bỏ Tết Nguyên đán?

  • Singapore
    0%
  • Indonesia
    0%
  • Malaysia
    0%
  • Nhật Bản
    0%
Chính xác

Nhật Bản là quốc gia châu Á đã bỏ Tết Nguyên đán. Ganjitsu, Tết cổ truyền của Nhật ngày nay rơi vào ngày 1/1 là ngày đầu của năm Dương lịch. Như vậy, nước này sẽ ăn Tết sớm hơn các quốc gia láng giềng khoảng 1 tháng. Dù không tổ chức Tết Nguyên đán, các tục lệ và lễ hội truyền thống vẫn được người Nhật duy trì trong Tết dương như múa sư tử, treo đèn lồng đỏ, nấu những món truyền thống, diễu hành kỷ niệm…