Nhiều khách hàng chọn taxi làm phương tiện di chuyển trong nội thành đã tâm sự như thế. Họ cho biết thường xuyên nhận được phản ứng khó chịu từ cánh tài xế sau khi họ nói địa điểm muốn đến chỉ cách đấy không xa.

Đi taxi đường ngắn, nhớ chuẩn bị tâm lý bị "dỗi"

Lâu nay người dân Sài Gòn vẫn thường phàn nàn về việc phải chịu đựng thái độ khó chịu của tài xế taxi khi đi đoạn đường ngắn. Thậm chí ngay tại sân bay, bến xe, tài xế niềm nở ra hỏi khách muốn đi đâu nhưng khi đọc địa điểm ở quá gần đó, cánh tài xế lập tức lắc đầu rồi... bơ luôn.

Đặc biệt đối với giới văn phòng, đôi khi giờ nghỉ trưa muốn đi ăn ở hàng quán cách công ty tầm 1km nhưng vì nhiều cô nàng mang cao gót, mà trời nắng mưa thất thường nên đành gọi taxi và vô tình ăn nguyên "trận chửi" của bác tài khó tính.

"Biết đi gần vậy thì thôi không đi đâu!" - chị T.H.L đã chia sẻ bức xúc trên trang cá nhân của mình sau khi nhận phản ứng như thế này từ tài xế taxi. Chị cho biết mình đi quãng đường gần, hết 25.000 đồng nhưng tài xế rất khó chịu. Thậm chí khi chị đưa tiền, tài xế không có tiền thối nên chị đành phải cà thẻ và tiếp tục nghe tài xế phàn nàn: "Đã đi gần mà còn cà thẻ!"

{keywords}

Khách vừa nói quãng đường muốn đến, taxi lắc đầu chạy luôn là chuyện không hiếm thấy!

Tuy không phải tài xế nào cũng lên tiếng hoặc tỏ thái độ ra mặt, nhưng sự niềm nở của các bác tài cũng vơi bớt khi biết mình chỉ chở khách đi quãng đường ngắn ngủi, vì vậy tâm lý của khách hàng khi phải đi những tuyến ngắn bằng taxi như thế là "thấy mình như tội đồ!"

"Cứ mỗi lần đi đâu đó gần gần, thì tôi lại ngại gọi taxi, nhiều tài xế không nói ra nhưng nhìn thái độ khó chịu của họ mình cũng khó xử. Đôi lúc đi 1km chỉ 12.000 đồng nhưng tôi phải đưa tròn 20 hoặc 30.000 đồng cho đỡ... ngại!" - chị Thu An (nhân viên văn phòng, quận 1) cho biết.

Thường xuyên vào Sài Gòn công tác và chọn taxi là phương tiện di chuyển, chị Thanh (32 tuổi, Hà Nội) dường như luôn phải chuẩn bị tâm lý bị tài xế "dằn mặt" vì toàn đi đường ngắn. Chị kể, muốn đi loanh quanh trung tâm quận 1 thì không thể đi bộ nên mỗi lần có việc, chị lại phải gọi taxi. "Có khi đi quãng đường cũng gần 30.000đ, mà tài xế vẫn tỏ thái độ. Người thì phủi tay không chở, người chịu chở thì khó chịu ra mặt, lúc gần xuống xe, tài xế còn giật mạnh tấm che nắng xuống, mặt hậm hực không nói một câu nào với khách", chị nói.

Bị taxi từ chối chở hoặc bị "dỗi" nhiều lần quá, nên để đối phó với tình trạng này, nhiều người vẫn có thói quen trả nhiều hơn số tiền trên bảng điện tử mỗi khi "lỡ" có việc phải di chuyển quãng đường ngắn. Thậm chí, mỗi lần ngồi lên xe mà tài xế chấp nhận đi là thở đánh phào, có mặt nặng mày nhẹ cũng ráng mà chịu, ai bảo lỗi mình đi quãng đường gần.

"Đi gần vậy thì kêu xe ôm đi cho lẹ"

Chúng tôi cũng đã tiến hành thử nghiệm để xem thực hư câu chuyện này là như thế nào. Trưa ngày 7/6, đứng ở trước nhà thờ Huyện Sĩ, cách chợ Bến Thành (Quận 1) chưa đầy 2km, tôi vẫy tay đón một chiếc taxi rồi nói: "Anh ơi cho tụi em đến chợ Bến Thành!".

Anh taxi nhăn mặt suy nghĩ vài giây rồi trả lời: "Chợ Bến Thành ngay kế bên đây mà, em đi taxi chi cho kẹt đường, qua bên kia kêu xe ôm đi cho lẹ".

Anh tài xế đóng cửa lại rồi chạy xe đi. Tôi tiếp tục kiên trì đón thêm một chiếc taxi nữa. Lần này một chiếc taxi dừng lại, sau khi nói nơi muốn đến, chú tài xế niềm nở mời tôi lên xe. Xe bắt đầu lăn bánh, tôi quay sang hỏi chú tài: "Mỗi lần có khách đón đi quãng đường ngắn như thế này, chú có cảm thấy khó chịu không?"

Chú Võ Quang Nam (50 tuổi, tài xế taxi hãng Vinasun) cười tươi, chia sẻ: "Mọi người sao thì chú không biết chứ chú thì chẳng thấy khó chịu gì cả. Thông thường nếu đón dọc đường, thì tài xế không bao giờ khó chịu, dù khách có đi gần. Chỉ trường hợp xếp tài, vì đợi hơi lâu mà đến lượt lại đi chuyến có mười mấy ngàn, thì có chút buồn. Nhưng đa số những hãng taxi lớn đều quy định tài xế không được có thái độ khó chịu với khách, nên dù có buồn thì cũng ít khi dám lớn tiếng với khách hàng. Chỉ có một số tài xế nóng tính quá, không kiềm chế được mới nặng lời thôi".

{keywords}

Chú Nam cho biết các hãng taxi lớn đều quy định rất nghiêm về thái độ của tài xế đối với khách hàng. Nhưng cũng có nhiều bác tài không kiềm chế được.

Chú Nam cũng cho biết đa số những trường hợp cáu gắt với khách, ngoài một số tài xế của các hãng lớn thì thường rơi vào các tài xế ở các xe taxi dù, vì họ không phải thuộc quản lý của ai, nên không phải sợ bị khách phản ánh với công ty chủ quản.

"Cũng tội cho khách, nhất là khách nước ngoài và những người mới đến Sài Gòn, họ không rành đường, nên chẳng biết là quãng đường ngắn hay dài, và thế là bị... ăn chửi ngon lành" – chú Nam ngán ngẩm nói.

Mong hành khách thông cảm vì công chờ đợi của các tài xế

Một lần khác, chúng tôi chọn hãng taxi Mai Linh để di chuyển thì được anh tài xế tên Nguyễn Việt Tiến (35 tuổi, hãng taxi Mai Linh) nhận chuyến dù quãng đường khá ngắn. Anh vui vẻ nói: "Với anh thì chuyện khách đi tuyến ngắn là bình thường. Có người đi đường dài thì có người đi đường ngắn, mình đâu thể phàn nàn với khách về vấn đề này được, họ trả tiền cho mình mà".

{keywords}

Anh Tiến luôn tuân thủ đúng nguyên tắc "Khách bảo" - bảo đi đâu thì đi đó, không thắc mắc.

Anh Tiến hài hước cho biết trong giới tài xế taxi thường gọi vui công việc của mình là làm dâu trăm họ, và có một nguyên tắc bất di bất dịch là nguyên tắc "Khách bảo" – nghĩa là khách bảo đi đâu thì đi theo đó, không được thắc mắc hay phàn nàn.

Giải thích thêm lý do vì sao có một số trường hợp tài xế lại cáu gắt với khách hàng, anh Tiến có cùng quan điểm với chú Nam: "Có một số điểm xếp tài, như ở bệnh viện hay sân bay, các tài xế phải đợi rất lâu để đến lượt mình, mà lại gặp khách đi tuyến ngắn dễ gây ra tâm lý bức xúc. Con người mà đâu phải lúc nào mình cũng điều khiển được cảm xúc của mình".

Anh Tiến nói rằng, anh không bênh vực tất cả tài xế, nhưng mong hành khách trong những trường hợp đó thông cảm cho các bác tài vì họ cũng vì tiếc nuối công sức chờ đợi của mình.

Thực tế, nếu gặp trường hợp cáu gắt, hãy đừng ngại ngùng mà gọi đến hãng taxi để phản ánh, đừng xem đó là cách chúng ta "mách lẻo" mà hãy xem đó là cách giúp cho các bác tài hoàn thiện bản thân hơn trong công việc của mình.

Tài xế chê chuyến ngắn sẽ bị kỷ luật cao nhất là sa thải

Đại diện truyền thông một hãng taxi cho biết, thời gian qua cũng có nhận được thông tin phản ánh về thái độ phục vụ của một số tài xế taxi và cũng đã có buổi thảo luận và bàn bạc đưa ra hướng xử lý phù hợp. Theo đó, phía hãng sẽ tiến hành xác minh thông tin từ các bên để xem xét sự việc.

"Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến góp ý của khách hàng để phục vụ tốt hơn. Trường hợp nếu có tài xế chê chuyến đi ngắn thì sẽ tiến hành đưa ra mức kỉ luật cao nhất là sa thải. Còn những trường hợp khác nhẹ hơn sẽ nhắc nhở làm sao cho thấu tình đạt lý".

The hãng taxi này, cũng có 2 trường hợp tài xế khó chịu với hành khách đi tuyến ngắn. Ngay sau khi nhận được thông tin, hãng taxi này đã xác minh thông tin đầy đủ, sau đó xin lỗi hành khách đồng thời cũng đã đưa ra hình thức kỉ luật nhắc nhở đối với tài xế đó. "Chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi, nói chuyện với anh em tài xế, tuyên truyền văn hóa ứng xử để mọi người phục vụ khách hàng được tốt hơn nữa", đại diện hãng taxi thông tin.

(Theo Trí Thức Trẻ)