Câu chuyện bỏ con ếch vào nồi nước sôi hay nước lạnh
Nhiều người thì vẫn thường nói là Covid-19 như một chất xúc tác cho những sáng tạo đột phá. Vậy thì khi mà chị nhìn lại cái khủng hoảng Covid-19 vừa rồi thì chị thấy cái cách tiếp cận thực tế về cái việc mà hiểu chất xúc tác này để có thể tồn tại và phát triển như thế nào với phần lớn các startup?
Mình rất đồng ý khi mà nói là cái đợt khủng hoảng vừa rồi là một chất xúc tác cho những sự thay đổi.
Nó giống như cái câu chuyện mà mình bỏ con ếch vô trong nồi nước sôi, hay là mình bỏ con ếch vô trong cái nồi nước lạnh rồi mình từ từ đun sôi. Thì rõ ràng, đợt khủng hoảng vừa rồi giống như bỏ tất cả doanh nghiệp vào nồi nước sôi vậy.
Nên là sẽ có một số người sẽ thay đổi được và có một số người sẽ không thay đổi được và phải chết. Trong chỗ đó thì cái chất xúc tác, không thể nào nói là nó hay hay nó dở. Nó chỉ là chất xúc tác thôi. Nếu như mà không có đợt khủng hoảng đó, nhiều khi cái thay đổi từ từ, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp có thời gian để thích nghi hơn.
Nhưng mà ngược lại cũng có thể làm cho các doanh nghiệp chủ quan và không thay đổi, nên cũng khó lòng mà nói được là chất xúc tác đó là hay, hay là không hay. Chỉ biết rằng nó thực sự là một chất xúc tác và nó đã diễn ra. Mình nghĩ là nếu mà mình nhìn nó trong một cách tích cực, thì nếu như mà cái đợt vừa rồi mà mình sống được thì sau mình cũng sẽ sống được qua những cái khó khăn rất là lớn.
Mình nói với các anh em trong nhà máy là đợt vừa rồi mà mình vẫn ra sản phẩm, mình vẫn kết nối được máy và cho máy hoạt động, xây dựng được những cái máy mà trước giờ chưa bao giờ có ở Việt Nam thì chắc là sau này không có sản phẩm nào nó mới mà không được tung ra.
Chị có thể chia sẻ một lời khuyên cho các startup Việt Nam, startup công nghệ Việt Nam trong quá trình vận hành hậu Covid-19?
Mình cũng chỉ rút ra từ cái kinh nghiệm bản thân trong cái đợt Covid-19 vừa rồi. Mình càng thấy cái tầm quan trọng của tập thể và đội ngũ là vô cùng quan trọng. Cho dù chúng ta có sử dụng những công nghệ tối tân tới như thế nào, chúng ta theo đuổi những cái ngành khoa học công nghệ rất là tiên tiến, nó vẫn không thay thế được con người và nó không thay thế được cái tinh thần đồng đội.
Đợt vừa rồi càng chứng minh với mình là công nghệ cuối cùng nó chỉ là đích đến của con người. Chứ còn cái bản chất của 1 doanh nghiệp, bản chất của một cái sản phẩm hay công nghệ, bản chất của một thành công nó đều xuất phát từ con người.
Vậy nên là đầu tư vào con người là một đầu tư quan trọng nhất, là đầu tư có lời nhất và sẽ giữ được cái lợi ích lâu dài nhất.
Startup cần nắm bắt cơ hội gì hậu COVID-19?
Về các hoạt động của các startup trong quỹ Alabaster, thời gian vừa qua thì họ đã vượt qua như thế nào?
Bởi vì may mắn là hầu hết những công ty mà Alabaster đầu tư lại là những công ty deeptech, thành ra là cái mục tiêu của những cái công nghệ này nó đều là để thay đổi một cách làm truyền thống, thành ra là nó vẫn tiếp tục đi theo định hướng đó. Về nghiên cứu phát triển thì những con người này vẫn cứ tiếp tục nghiên cứu phát triển thôi và nó vẫn đi tới.
Chưa có những cái doanh nghiệp mà đi tới giai đoạn công nghiệp hoá. Arevo là công ty đi theo con đường công nghiệp hóa, nên là có những cái khó khăn nhiều hơn những doanh nghiệp khác. Ở những doanh nghiệp còn lại thì họ quay về với kênh số hoá nhiều hơn và ngay cả trong cách làm việc họ cũng dựa trên online nhiều hơn.
Quá trình nghiên cứu và phát triển thì không dừng lại, vì các nhà nghiên cứu họ cũng tiếp tục với những cái nghiên cứu của. Ngoài ra, những công ty này là những công ty ở nhiều quốc gia khác nhau chứ không tập trung ở một nước.
Thành ra là năm 2020, có một số quốc gia rất là khó khăn, như là Hoa Kỳ, châu Âu… Tới năm 2021 thì những nước ở châu Á, Úc lại là khó khăn, trong khi những nước kia thì bắt đầu phục hồi.
Nên nó cũng có những đợt sóng mà doanh nghiệp này khó khăn hơn và doanh nghiệp kia không khó khăn bằng. Tuy nhiên, qua đợt sóng đó thì hầu hết các doanh nghiệp đều thấy cái tính vượt trội của những doanh nghiệp nào mà có các nguồn lực toàn cầu.
Khi mà quốc gia này có khó khăn nhưng quốc gia khác không có khó khăn thì họ có thể tập trung nguồn lực để phát triển cái hoạt động ở cái đất nước mà nó ít khó khăn hơn nên là cái chuỗi toàn cầu mặc dù bị thử thách rất nhiều vì không có đi lại được nhưng mà nó lại phát huy cái tính hiệu quả của nó trong chuyện phân phối nguồn lực.
Đấy là những cái startup của quỹ Alabaster. Vậy với những cái startup khác thì sao? Khi mà dịch đã dần được kiểm soát rồi và những cơ hội mà hiện tại họ cần nắm bắt ở đây là gì?
Những cái startup khác mà mình đầu tư và mình tham gia điều hành thì có cái may mắn là họ không có phải đối diện cái nguồn lực sản xuất. Ví dụ như một doanh nghiệp mà mình tham gia điều hành trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cho chẩn đoán hình ảnh, thì mình có thể tổ chức lại các hoạt động là các bác sĩ có thể đem máy tính về nhà làm, không cần đến văn phòng nữa và đẩy nhanh cái tốc độ chuyển đổi về công nghệ. Để có thể thực hiện được việc này, thì mình giải quyết trong một thời gian rất ngắn và nó hoạt động bình thường và nó lại hoạt động rất là hiệu quả.
Với cái thay đổi này thì rõ ràng là nó cũng thay đổi cái cách hoạt động của rất nhiều công ty, đặc biệt là những công ty công nghệ. Họ sẽ sử dụng công nghệ nhiều hơn trong việc truyền thông, trong việc phối hợp trong công việc với nhau và có thể là cách làm việc mới này sẽ giữ như vậy trong một thời gian rất lâu và trở thành một cái thế mạnh của các công ty công nghệ.
Trong cái giai đoạn mà thực chất thì nó vẫn chưa hẳn là hậu Covid-19, thì cái mục tiêu chủ yếu mục tiêu rõ nhất của chị là tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, sáng tạo, hay là chỉ tập trung để vận hành một cách có hiệu quả nhất và theo mục tiêu là tồn tại?
May mắn của các công ty công nghệ là mình có một cái chặng đường dài hơi hơn. Thành ra là mình vẫn tiếp tục đầu tư vào cái đường dài, sẽ tiếp tục những hoạt động mà trước đó mình làm về nghiên cứu phát triển và việc áp dụng những cái khoa học công nghệ đó vào trong thực tiễn. Những nhu cầu hằng ngày của sản xuất vẫn còn đó. Mình sẽ vẫn phải tiếp tục làm sao để sản xuất ra thêm nhiều sản phẩm để cung cấp ra cho thị trường.
Tuy nhiên, đó không phải là cái duy nhất mà công ty phải theo đuổi. Công ty sẽ vẫn có nguồn lực để đầu tư và đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển để đi tiếp nữa.
Vậy thì còn các startup khác thì sao? Chị có nghĩ là họ sẽ chia thành hai nhóm, một nhóm thì phải theo đuổi những cái cơ hội, những cái mục tiêu đổi mới sáng tạo và một nhóm thì nên ở thế phòng thủ hơn không?Mình nghĩ nó phụ thuộc vào 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là tính dài hạn của nhà đầu tư. Nếu như mà một startup mà nhà đầu tư không có tập trung vào tính dài hạn thì giai đoạn này cũng sẽ rất khó khăn.
Họ sẽ phải cần công ty đạt được những mục tiêu về doanh số, chứ nếu không, nguồn tài chính của họ cũng không thể chịu được. Nên là cái đó nhiều khi là nó vượt qua cái sự tính toán cũng như là cái ước muốn của người lãnh đạo công ty hay là nhà đầu tư.
Yếu tố thứ hai là hàm lượng về công nghệ cho những công ty startup. Những công ty startup mà hàm lượng công nghệ không nhiều mà tập trung ứng dụng công nghệ cho những hoạt động trong đời sống thì sẽ khó khăn nhiều hơn. Vì họ sẽ phải đạt được những mục tiêu về doanh số, vì đó là cái mục tiêu sống còn.
Còn nếu như những công ty mà hàm lượng công nghệ nó nhiều hơn thì họ có nhiều lựa chọn cũng như tính linh động trong chuyện mà ứng dụng công nghệ đó, để mà thực hiện được những mục tiêu trước đây theo định hướng của mình.
Và đồng thời khả năng cao là những nhà đầu tư của họ cũng là những nhà đầu tư dài hơi, nên là nó cũng tùy thuộc vào loại hình của công ty, mặc dù tất cả những công ty này là công ty khởi nghiệp.
Dịch bệnh khép lại một số thị trường, nhưng cũng mở ra các thị trường khác!
Khi mà mọi thứ đang dần chuẩn bị trở về bình thường mới, khi mà có nhiều nhu cầu mới xuất hiện trên thị trường, thì cơ hội để một công ty công nghệ như Avero có thể nắm bắt ngay lúc này là gì?
Rõ ràng là cái đợt khủng hoảng vừa rồi, đợt dịch vừa rồi nó khép lại một số thị trường nhưng nó cũng mở ra một số thị trường khác. Vì cuộc sống của con người nó cũng tiếp tục, nhưng nó có tiếp tục với một số thay đổi, một số mặt hàng trở nên hấp dẫn hơn và một số mặt hàng không còn hấp dẫn như trước.
Trong cái ngành công nghệ cao, đặc biệt là cái ngành sản xuất 3D mà mình theo đuổi, thì nó không thay đổi về mặt bản chất.
Tuy nhiên, sản xuất cái sản phẩm nào thì nó có thay đổi. Vậy thì trong cái cơ hội mà sản xuất 3D, nó lại một lần nữa chứng minh là mình đi đúng hướng. Đó là với một dàn máy in thường, khi sản xuất thì thường người ta chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định.
Còn với một cái dây chuyền in 3D thì ngày hôm nay mình sản xuất sản phẩm A. Cũng với cái máy đó, ngày hôm sau mình sản xuất được sản phẩm B. Nó cho mình cái tính linh động hơn rất là nhiều, với những cái thay đổi của thị trường. Nếu như mà ngày hôm nay sản phẩm A cái nhu cầu của nói ít lại, mà nhu cầu của sản phẩm B nhiều hơn, thì mình cũng dùng chính cái máy in 3D đó để mà mình in cái sản phẩm B.
Nên việc mà đầu tư vào những công nghệ mà đem đến tiện ích và hiệu quả cho cuộc sống, cũng như là những ngành khác nhau, một lần nữa chứng minh cái tính thực tiễn của nó.
Về câu chuyện là làm sao để mình theo đuổi và nắm bắt những cơ hội mới, thì mình nghĩ là cơ hội mới nó có diễn ra và với tính linh động thì mình sẽ đi theo được những cơ hội mới.
Nhưng mà cuối cùng thì mỗi doanh nghiệp đều có cái DNA riêng của nó nên là không phải dễ mà mình có thể thay đổi cái DNA để mà bắt theo những cái cơ hội. Mà có nhiều cơ hội trong đó, chưa chắc là cơ hội dài hạn mà là cơ hội ngắn hạn, nên không phải là thấy cơ hội nào mình cũng nắm bắt được.
Cơ hội nào để 'trỗi dậy'?
Khi mà dịch cũng đã dần được kiểm soát và với những cái kinh nghiệm vận hành nhà máy trong 4 tháng vừa rồi thì chị nghĩ là những cái điều này sẽ giúp gì mình để có cơ hội để trỗi dậy?
Thật ra bây giờ mình mới vừa qua đợt giãn cách của TP.HCM, là cái đợt khó khăn nhất. Nhưng mà bây giờ vẫn còn đang ở trong cái khó khăn, chứ khó khăn cũng chưa qua. Những cái thử thách và những khó khăn trong nền kinh tế vẫn còn đó, và bài toán đó vẫn chưa giải được và vẫn chưa hết.
Để mà hỏi là cơ hội làm sao để trỗi dậy thì mình nghĩ là đặc thù của mỗi doanh nghiệp nó có những cái khác nhau. Rất là khó nói trong cái doanh nghiệp công nghệ cao như của mình, thì mình cũng chỉ đi tiếp con đường mà trước đó mình muốn đi thôi. Cái đợt giãn cách vừa rồi nó làm mình chậm lại. Cũng may là mình không dừng lại, mình vẫn tiếp tục kiên cường đi tiếp nhưng mà mình cũng không có đi được nhanh như mình muốn.
Bây giờ mình sẽ phải đuổi theo những cái chặng đường mà mình đã không có đi được trong cái giai đoạn vừa rồi. Có một điều mà mình cảm thấy rất may mắn, là những nhà đầu tư mà đứng đằng sau những cái công ty công nghệ cao, họ có cái nhìn dài hạn và họ đầu tư vào công ty không phải chỉ ngắn hạn là những cái chặng đường mà mình đi được trong từng năm.
Họ có cái sự thông cảm cho những chậm trễ khách quan trong cái hoàn cảnh dịch bệnh và khủng hoảng, nên mình cũng còn nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ rất lớn từ những nhà đầu tư. Đó là lý do tại sao những công ty công nghệ thường vẫn còn nguồn lực về tài chính để mà đi tiếp.
Mình nhận ra được rằng khi mà để mà chuẩn bị cho những đợt khủng hoảng thì mình phải tìm được những người mà rất là dài hạn với công ty và nghĩ về những mục tiêu xa hơn, thì lúc đó những cái giai đoạn khủng hoảng sẽ vượt qua được dễ dàng hơn.
Còn nếu như mà xung quanh mình là những người ngắn hạn, cho dù đó là nhà đầu tư, cho dù đó là khách hàng, đối tác hay là tập thể nhân viên thì những giai đoạn này nó sẽ khó khăn hơn rất là nhiều.
'Chuyện hôm nay mình nghĩ đã vượt qua được là do mình nhìn thấy chưa hết'
Nếu mà chọn một câu chuyện trong giai đoạn vận hành mà chị cảm thấy tâm đắc nhất và chị có thể chia sẻ với các startup khác thì đó sẽ là câu chuyện gì?
Mình nghĩ là đó là cái tính thích nghi và luôn luôn nghĩ rằng tương lai còn chưa biết được đó là như thế nào.
Xin kể một câu chuyện, năm 2020 sau cái đợt sóng Covid-19 lần đầu tiên thì mình cũng chia sẻ rất nhiều với các doanh nghiệp khác, là phải chuyển đổi số. Đó là cái cách mà chúng ta có thể thích nghi được trong cái hoàn cảnh dịch bệnh và đặc biệt đó là một xu hướng không thể thay đổi được.
Mọi người càng ngày sẽ càng sống nhiều và sử dụng cái nguồn lực từ online. Lúc đó mình nghĩ cũng khá là đơn giản, là những doanh nghiệp chuyển đổi số không kịp sẽ phải vất vả hơn rất nhiều, và vì vậy họ không giải quyết được cái bài toán trong đợt dịch.
Nhưng mà lúc đó mình chỉ là một công ty còn ở giai đoạn R&D (Nghiên cứu và phát triển). Mình chưa có nhà máy vận hành, mình chưa đi vào sản xuất. Tới cái đợt dịch thứ 2 năm 2021 diễn ra thì công ty đã đi đến giai đoạn gọi là sản xuất rồi.
Đó là nhà máy sản xuất và mình mới nhận ra rằng những gì mà mình nói hồi năm ngoái là lý thuyết quá. Dĩ nhiên là chuyển đổi số thì là tốt hơn, nhưng chuyển đổi số, nó không chuyển đổi số được hết tất cả các lĩnh vực. Và năm 2021 thì mình rơi đúng vào cái khó khăn mà những doanh nghiệp trước đó đã khó khăn mà mình đã không cảm nhận hết được.
Mình không thể nào mà sản xuất, nếu không có con người offline đi đến nhà máy để vận hành cái máy. Cho dù cái máy của mình là mình có thể điều khiển từ điện toán đám mây cũng được rất là nhiều rồi, nhưng mà không thể nào hoàn toàn được.
Và thêm nữa là những cái phần công việc hỗ trợ để mà ra được sản phẩm cuối cùng. Mình cũng phải lệ thuộc vào nguồn cung ứng thôi. Không thể nào mà thoát ra được. Nên là nó cho mình một cái bài học kinh nghiệm là chuyện ngày hôm nay mình nhìn thấy nó và mình nghĩ là mình vượt qua được là do mình nhìn thấy chưa hết, chứ không phải là thực tế nó là như vậy.
Khi một đợt sóng thứ hai nó đập đến mà rõ ràng là mình đã có chuẩn bị rồi. Vẫn có những điều mình chưa chuẩn bị hết. Thành ra là mình rút ra được một cái bài học kinh nghiệm là để mà chuẩn bị được nhiều nhất có thể, mình phải nhìn bài học của người khác một cách đồng cảm nhiều hơn, thay vì đứng ngoài có những nhận xét rất là nông cạn và hời hợt.
Vì khi mà mình nhìn nó một cách sâu sắc hơn thì mình chuẩn bị cho mình được tốt hơn. Nên là bài học kinh nghiệm của mình là khi nhìn nhận vấn đề phải nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, nó sẽ giúp cho mình nhiều hơn là khi mình nhìn vào một bài toán nó quá là hời hợt.
Cái khó trong khởi nghiệp thời không Covid-19 và thời trong Covid-19 khác gì nhau?
Trong cái giai đoạn mà 2 năm chị về Việt Nam này vận hành nhà máy công nghệ cao như vậy, đúng vào giai đoạn mà dịch và đương nhiên là sẽ có rất nhiều khó khăn, thì chị có có bao giờ chị so sánh cái giai đoạn này vào giai đoạn mà khi mà thời gian đầu khởi nghiệp của chồng mình - anh Vũ Xuân Sơn?
Chắc chắn là nó cũng có điểm tương đồng và cũng có những điểm rất là khác nhau. Điểm tương đồng là ở chỗ mình cố hết sức nhưng mình cũng không biết là cố gắng của mình cuối cùng nó có giải quyết được vấn đề hay không. Trong khởi nghiệp cũng vậy, và trong những cái giai đoạn mà mình xây dựng những công ty từ đầu, nó luôn luôn có những cái giai đoạn đó.
Nhưng khác nhau ở chỗ là trong những bài toán mà mình giải cho những công ty khởi nghiệp, đó là những bài toán về chuyên môn của mình đó là bài toán về kinh doanh, những bài toán về thị trường, bài toán để xây dựng đội ngũ, bài toán về những nguồn lực làm sao để mà mình tìm thêm những nguồn lực cho công ty và tối ưu hóa những nguồn lực đó.
Còn trong giai đoạn khủng hoảng có nhiều lúc mình thấy những bài toán này nó không còn nằm trong tầm tay của mình nữa. Làm sao để cái đợt dịch này nó qua nhanh nhất. Nó không còn là bài toán mình có thể giải quyết được.
Nó vượt ra ngoài tầm giải quyết của mình. Làm sao để cho các anh em trong nhà máy sẽ tiếp cận được vắc xin để chúng ta có thể được an toàn mà đi tiếp. Làm sao để TP HCM vượt qua cái giai đoạn này nhanh nhất và an toàn nhất, ít tổn thương nhất, là một cái ước mong chung của tất cả mọi người sống trong thời điểm đó.
Mình cũng tham gia đóng góp trong cái nguồn lực có hạn của mình, nhưng mà hỏi là nó có giải quyết được vấn đề hay không, mình cũng không biết, chỉ có thể làm hết sức có thể thôi. Rồi khi mà 3 tại chỗ, ngày hôm nay cũng không biết là ngày mai khi vào một cái chỉ thị mới nó được ban hành và đi vào áp dụng thì có còn có thực phẩm giao tới nhà máy hay không.
Giữ hơn một trăm con người ở trong nhà máy thì giữ được rồi đó, nhưng mà làm sao để cung cấp thực phẩm, để họ có thể tiếp tục sống thì cũng không biết, mà rủi là thực phẩm không giải quyết được thì làm sao đưa họ về nhà, cũng không biết.
Trong khi đó là trách nhiệm của mình. Nên là có những giai đoạn nó rất khác với những thử thách thông thường của một doanh nghiệp khởi nghiệp.
‘Mình hơn 40 tuổi, từ lúc sinh ra đến giờ ở Việt Nam chưa bao giờ thấy những ngày tháng khó khăn như vậy’
Khi mà nhìn lại, chị có thể rút ra bài học gì trong việc vận hành nhà máy vào giai đoạn khó khăn như vậy?
Bài học bài rút ra thì thú thật là mình cũng chỉ như những doanh nghiệp khác, sống ngày hôm nay, lo cho ngày hôm nay và lo tốt nhất cho ngày mai chứ cũng không có một con đường nào khác hơn.
Nếu mà nhìn lại thì có một điều mình nghĩ là vô cùng quý và quan trọng đó là khi mà trời yên bể lặng khi mà chưa có những đợt khủng hoảng này diễn ra, phải làm sao một cái tập thể, mọi người cùng chia sẻ được cái tầm nhìn và cái đích đến của doanh nghiệp đó. Thì lúc mà khủng hoảng diễn ra, cái định hướng của công ty đã có sẵn rồi và mọi người đã chia sẻ cái ước mơ đó, cái mục tiêu đó, nên nó không còn là cái mà phải tranh cãi vào thời điểm đó.
Chính sự đồng lòng dẫn mọi người đi theo một cái định hướng và các anh em chia sẻ với nhau được. Chứ còn cái lúc đó mà ngồi nghĩ tới câu chuyện là làm sao để mà mình xây dựng văn hóa. xây dựng chung một cái tầm nhìn, thì nó đã quá trễ rồi. Một điều may mắn là trước đó, khi xây dựng lực lượng, xây dựng đội ngũ, mình rất may mắn xây dựng được một đội ngũ các anh em cùng chia sẻ về cái mục tiêu chung này rất cao độ.
Nên trong cái giai đoạn khó khăn đó, chính các anh em là người vẫn cứ tiếp tục đi tới cái mục tiêu chung đó và nó giúp cho cái nhóm lãnh đạo rất nhiều. Vì phải thú thật là, khủng hoảng này có rất nhiều điều mới với mình. Chưa bao giờ mình phải đối diện và nhất là chưa bao giờ phải đối diện ở Việt Nam.
Mình hơn 40 tuổi, từ lúc sinh ra đến giờ ở Việt Nam mình chưa bao giờ thấy nó như thế. Cái hoàn cảnh sống chưa bao giờ có những ngày tháng khó khăn như vậy nên chính mình cũng rất là bỡ ngỡ và sốc.
Nhưng vì có một tập thể, hơn 100 con người phía sau đều rất là bằng lòng với một tin tưởng và giúp cho mình. Bên cạnh cái trách nhiệm còn biết là mình có rất nhiều người tin tưởng vào con đường đi tới nên là cứ thế là đi tới thôi.
Trong giai đoạn vừa qua thì chị có còn giữ cái tinh thần lạc quan đấy một cách liên tục không? Hay có lúc nào mà chị cảm thấy không thể cứ lạc quan mãi như vậy được và sau đấy thì chị vượt qua nó bằng cách nào?
Thực ra là nếu mà nói là lạc quan ấy, thì thực ra là nó là như thế này. Trong rất nhiều những cái mà mình may mắn có được trong cuộc sống mình biết là năng lực của mình là một phần, nhưng mà cái phần mà mình may mắn cũng rất là nhiều.
Ngay cả trong câu chuyện vừa rồi, mình không có ngại khi mà nói mình là vợ của Sonny Vũ và mình cũng cho nó là may mắn. Mĩnh cũng có rất nhiều những cái lợi thế khác mình có được, không nhất thiết là vì năng lực đâu mà tự nhiên, vì mình may mắn mình có được và mình rất trân trọng những may mắn đó. Mình biết là không phải chỉ có năng lực mới giúp mình đạt được chuyện này hay chuyện kia, trong đó có rất nhiều điều may mắn.
Vậy thì cái đợt dịch vừa rồi cũng có cái may mắn. Nhưng mà cái không may mắn là tới nhiều hơn. Và cái không may mắn đó mà nó chia đều cho tất cả mọi người khi sống ở TP HCM trong giai đoạn đó, thì hỏi là trong đợt đó mình có lạc quan không?
Mình cũng không biết mình có lạc quan hay không. Nhưng rõ ràng là có rất nhiều ngày mà phải nói là thấy rất là tăm tối và không biết ngày hôm sau nó sẽ như thế nào. Vậy thì, hình như là khi mà sống trong những giai đoạn đó thì người này sẽ động viên người kia.
Chắc chắn sẽ có ngày mình lạc quan hơn những người còn lại, và chắc chắn có những ngày mà những người còn lại lạc quan hơn mình . Đó là lý do tại sao chúng ta cần đồng đội, đặc biệt đối với những cái startup mà lượng khách nó còn lớn hơn những cái doanh nghiệp mà đã ổn định rồi, thì cái tinh thần lạc quan đó nó không thể chỉ xuất phát từ một con người. Nó phải là một cái văn hóa chung của một tập thể để chúng ta có thể san sẻ cho nhau cái tinh thần lạc quan vì bi quan là chắc chắn nó sẽ tới.
Nó sẽ có những ngày mà khó khăn nhiều khi vượt qua cái mức chịu đựng, cũng như là cái khả năng giải quyết vấn đề của mình. Rất cần có những anh em chia sẻ ngược lại cho mình những cái nguồn lạc quan không biết các anh em có từ đâu.
'Nhiều lúc anh em động viên ngược lại mình'
Vậy theo chị thì điều gì đã giúp đội ngũ của Avero có thể thực sự vượt qua khó khăn và duy trì vận hành trong giai đoạn vừa rồi?
Thực sự là khi mà đợt sóng Covid vừa rồi đã đi qua và nhìn lại thì phải nói là mình có một cái niềm tự hào vô cùng lớn đối với các anh em người Việt. Các anh em kỹ sư, các anh em công nhân ở nhà máy, các bạn có cùng chung một cái tố chất mà bây giờ càng ngày mình càng cảm thấy quý hơn ở người Việt: Đó là tính kiên cường.
Khi mà kể câu chuyện 3 tại chỗ, đóng cửa hết, phân chia nhau ra, các anh em tự cắt tóc cho nhau, các anh em mua được cái máy giặt đồ và cái máy sấy. Xong rồi các anh em tự chia nhau để mà sinh sống ở trong đó 4 tháng, hơn 100 con người, mà trong đó rất nhiều người là có gia đình có vợ con. Trong cái thời gian 4 tháng đó thì cũng có một vài gia đình là bị nhiễm.
Các anh em ở trong nhà máy mà nghe tin là gia đình của mình, vợ con của mình bên ngoài bị nhiễm thì phải nói là ngồi trên đống lửa. Và đi về cũng không được, mà ở lại thì như tất cả mọi người đều ngồi trên đống lửa. Vậy mà cũng vượt qua cái giai đoạn đó và cũng hết sức là đồng lòng để mà đi. Mình tin là yếu tố về mặt văn hóa của người Việt, là một điều vô cùng đáng quý.
Đó là cái tính kiên cường và thích nghi trong cái hoàn cảnh rất là gian nan. Đây không chỉ là một người hai người, mà đây là một tập thể, hơn 100 con người. Và cho dù mình có động viên như thế nào, thì nếu các anh em không có cái tinh thần đó, mình không nghĩ là mình động viên được.
Nhiều lúc mà các anh em cũng động viên ngược lại mình. Vì để mà lo lắng rất nhiều chuyện trong thời điểm đó, không phải lúc nào mình cũng lạc quan. Cái tinh thần này là một cái tinh thần mà khi kể câu chuyện cho các nhà đầu tư cũng như là team của mình ở Mỹ, thì mọi người vô cùng ngạc nhiên và không tin nó là thật, cho đến lúc thấy là thật sự là nó đã diễn ra như vậy, và các bạn rất là ngưỡng mộ cái tinh thần đó.
Mình tin cái tinh thần đó là một cái tố chất, một cái đặc tính rất nổi trội của người Việt. Mình cảm thấy rất là tự hào và rất là quý. Dĩ nhiên không ai muốn cái lịch sử này lặp lại, không bao giờ muốn có một đợt dịch này lại bùng nổ nữa và cũng không muốn Việt Nam phải trải qua một cái giai đoạn khủng hoảng như vừa rồi.
Nhưng mà qua cái giai đoạn đó, mình mới thấy được là thực sự là người Việt có tố chất vô cùng đặc biệt. Và đó là cái mà cần phải được nhìn thấy và phát huy, mặc dù cũng không mong muốn là được phát huy quá nhiều.
Không có các công nghệ nào có thể thay thế được con người!
Vậy thì, việc vận hành một startup công nghệ trong giai đoạn giãn cách thì Avero đã làm như thế nào để vừa khởi động để sản xuất và vừa chuẩn bị cho việc ra mắt sản phẩm mới như chị vừa chia sẻ, với thời gian chế tạo được biết là kỷ lục như vậy?
Trước hết, tôi cũng chỉ đi tiếp cái tầm nhìn mà một công ty công nghệ đã có sẵn. Đó là tôi tin vào chuyện tự động hóa cho nền sản xuất. Đặc biệt là đem một công nghệ 3D sử dụng robot, sử dụng điện toán để mà tăng năng suất cho một nhà máy là chuyện mà mình hình dung từ đầu.
Trong ngay cái giai đoạn khó khăn này thì mình cứ đi tiếp những mục tiêu mà trước đó mình đã nhìn thấy. Không ngạc nhiên là với việc tự động hóa và sử dụng điện toán rất nhiều cho cái công việc sản xuất, thì trong cái đợt giãn cách này, nó giúp mình vẫn tiếp tục đi được và đi được nhiều hơn là nếu như mình không có. Nên là tình cờ, cái niềm tin của mình đã giúp mình đi được trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, có những chuyện khác mình cũng sẽ bị vướng như những doanh nghiệp sản xuất khác. Đó là mình vẫn cần công nhân, mình cũng cần mọi người vào trong nhà máy, vào vận hành máy. Chuyện đó cho dù công nghệ có đi xa lắm như thế nào thì có cũng cần con người. Mà trong cái giai đoạn mà dịch như thế này thì mình không vượt qua được. Nếu không có 3 tại chỗ thì cũng không thể nào đi tiếp được.
Với cái câu chuyện đó thì phải nói là không có các công nghệ nào giúp mình có thể thay thế được con người, mà con người ở đây không chỉ là công việc mà họ làm, hay là bao nhiêu giờ công, mà là tinh thần họ đem đến, trong cái niềm tin của họ trong việc xây dựng nhà máy, xây dựng công ty.
Nếu như không có các anh em đồng lòng và hết sức kiên cường để vượt qua cái giai đoạn khó khăn này, thì thực sự là nhà máy sẽ đóng cửa và dừng lại. Cho dù là công nghệ có đi rất xa nhưng mà con người không có niềm tin và không có sự kiên cường vượt qua cái giai đoạn khó khăn đó, thì công nghệ cũng dừng lại luôn, chứ còn không giải quyết những vấn đề này.
Lê Diệp Kiều Trang: Trong lúc căng thẳng nhất của đại dịch, chúng tôi cảm thấy không biết khi nào mới tới ‘cuối đường hầm’
Thời điểm quyết định vận hành nhà máy Arevo thì dịch lại bùng. Chị có thể chia sẻ về những khó khăn mà mình gặp phải trong thời gian vừa qua?
Thật sự nếu mà nói về khó khăn thì nhiều lắm, mà không biết kể đâu cho hết. Lúc mà quyết định đưa nhà máy về Việt Nam thì lúc đó là nước Mỹ cũng đang trải qua cái đợt bùng dịch rất là lớn, và trước giờ chưa bao giờ diễn ra nước Mỹ như vậy.
Lúc đó thì Việt Nam vượt qua được cái đợt bùng dịch đầu tiên và tình hình có vẻ là ổn, mọi thứ hoạt động bình thường và cũng nhờ đó mà mình có thể xây dựng được nhà máy. Đi chặng đường đó chừng được một năm, khi mà nhà máy bắt đầu chuẩn bị vào hoạt động, gần xong thì Việt Nam lại có một đợt bùng dịch mà nó bùng ra nhiều hơn là mình có thể dự đoán trước được và làm chậm lại tất cả mọi việc.
Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác, Avero ở Việt Nam cũng không biết trước được là khi nào thì những cái đợt sóng này nó sẽ qua đi. Những chính sách đến thì mình cũng đi theo nó vì đó là cái đòi hỏi tiên quyết từ trong cộng đồng.
Tuy nhiên, cũng không biết là những cái đợt sóng đó chừng nào nó sẽ qua đi và chừng nào thì chúng ta đến cuối đường hầm. Nói chung là cũng như những doanh nghiệp khác, sống ngày hôm nay, chưa biết ngày mai thì tình hình của cộng đồng ở TP.HCM sẽ như thế nào và vì vậy doanh nghiệp của mình như thế nào. Avero Việt Nam cũng chia sẻ chung những khó khăn đó như các doanh nghiệp khác ở TP.HCM vào thời điểm đó.
Lúc mà vận hành trong giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt thì nhà máy Avero làm được việc gì quan trọng không, hay là chỉ cố để duy trì hoạt động?
Thực ra, khi mà bùng dịch thì Nhà máy Avero Việt Nam quyết định đi về hướng 3 tại chỗ, trước khi cả thành phố yêu cầu là 3 tại chỗ là điều kiện duy nhất để công ty có thể hoạt động. Lúc đó thì Avero Việt Nam chỉ có một suy nghĩ, là làm sao để bảo vệ cho nhân viên của mình không bị nhiễm.
Mặc dù lúc đó vẫn còn đỡ hơn cái thời điểm một năm trước đó ở Mỹ rất là nhiều. Vì lúc này là đã có vaccine. Chỉ là không biết khi nào thì mình được tiêm vaccine mà thôi. Còn một năm trước đó ở Mỹ thì tình hình khác rất là nhiều và chưa có vaccine nữa. Nước Mỹ cũng chưa biết chừng nào sẽ vượt qua giai đoạn này.
Phải nói là thời điểm đó, suy nghĩ đầu tiên của Avero Việt Nam là làm sao để bảo vệ cho các anh em được an toàn nhất và vẫn có thể tiếp tục hoạt động. Thì các anh em cùng thống nhất với nhau là không về nhà nữa, mà sẽ thực hiện 3 tại chỗ. Cái ý tưởng đó được các anh em hết sức là ủng hộ và hỗ trợ.
Khi mà đi tiếp con đường này, chừng được vài tuần thì Nhà nước cũng yêu cầu để mà tiếp tục hoạt động thì phải 3 tại chỗ. Lúc đó thực ra là Avero đã chuẩn bị rồi và không có bị động lắm. Tuy nhiên là cái tình hình mà giãn cách thì càng ngày nó càng khó khăn hơn và tới một giai đoạn là cũng không biết là cung ứng về thức ăn sẽ như thế nào nữa.
Ngày hôm nay thì có một chỉ thị mới, thì cũng không biết là ngày mai cái đơn vị cung cấp thực phẩm cho các anh em còn hoạt động hay không. Đi một quãng thời gian thì không thể di chuyển được từ phường này qua phường kia. Mặc dù là ở trong Quận 9 nên là cái cách mà hoạt động của Avero là nếu mà nói là chúng ta có một cái mục tiêu, định hướng để vượt qua cái giai đoạn đó thì thực sự là không.
Lúc đó là tôi cứ làm việc nào là tốt nhất có thể với tập thể anh em. Và tập thể anh em nghĩ là, nếu mà mình cố gắng thích nghi với chỗ này thì mình sẽ đi thêm được một chặng đường. Mình cũng cứ đi từng chặng đường nhỏ, từng chặng đường nhỏ và tới cái ngày mà qua hết những cái đợt giãn cách đó thì mình cũng đi được khá là nhiều.
Đầu tiên, mình đã xây dựng xong nhà máy. Hệ thống các máy đã được lắp đặt, lên được hệ thống và lên được cloud, thành ra là được hỗ trợ từ bên phía Mỹ cũng rất là nhiều. Các anh em trong team phần mềm không cần phải vào nhà máy, nên việc vận hành của các máy cũng tăng được hiệu suất rất nhiều, mà không nhất thiết là chỉ dựa vào phần cứng không.
Thứ hai là sản xuất được và cho ra đời những sản phẩm đầu tiên. Đó là chiếc xe đạp Superstrata. Tuy nhiên, cũng rất nhiều khó khăn vì để ra được chiếc xe đạp đó thì mình cũng phải dựa vào các đơn vị công nghiệp hỗ trợ rất là nhiều.
Các đơn vị công nghiệp bên ngoài thì có đơn vị còn sống được, có đơn vị thì họ đóng cửa. Nên là cũng có một số phần là lại phải đem về trong nhà để làm. Trong khi đó, nếu như mà không có đợt giãn cách và các đơn vị hỗ trợ vẫn còn hoạt động, thì mình có thể đi nhanh hơn. Nhưng mà mình phải đi chậm lại.
Cũng có một số dự án, một số những dự tính là mình sẽ làm được chuyện này, mình sẽ làm được chuyện kia trong một công ty đang phát triển rất nhanh thì mình cũng không thực hiện được. Nên là một số dự án thì mình thực hiện được, một số dự án mình không thực hiện được.
Nhưng mà nhìn lại thì vẫn cảm thấy rất là may mắn. Thứ nhất là qua đợt giãn cách thì không anh em nào bị nhiễm. Ra được cái sản phẩm trong thời điểm rất là khó khăn. Đồng thời, cũng ra được một sản phẩm thứ hai để mà tung ra thị trường ngay sau khi đợt giãn cách vượt qua.
(Theo Trí thức trẻ)
Rời Go-Viet, cựu CEO Lê Diệp Kiều Trang tự lập quỹ đầu tư vào startup
Như vậy, sau 3 lần rời ghế CEO tại các công ty công nghệ trong vòng 2 năm gần đây, Lê Diệp Kiều Trang đã chọn một hướng đi mới cho bản thân mình.