"Tôi tin là bất cứ ai yêu nhạc Trịnh trong tâm thế đại đồng hoà nhã, trong sự yên an của tâm tình và hành vi, trong tính khí lắng trầm sâu xa mà thanh thoát vô vi của nhạc Trịnh sẽ đều cảm thấy không có tượng đài nào cần và phải dựng lên. Ai hát cũng được, ai nghe cũng thấu, giản dị nhất đã, đang và sẽ là Nhạc Trịnh", MC Lê Anh bày tỏ.

Từng nhiều năm nhận làm MC cho các đêm nhạc Trịnh. Là vì tình yêu của anh với dòng nhạc này, với người nhạc sĩ tài hoa, hay vì anh là người mang họ Trịnh?

- Là MC thì những đêm nhạc dạng concert hay liveshow chuyên đề nhạc Trịnh là một thách thức và cũng là một cơ hội để tôi được làm nghề. Làm sao cho hay, cho khán giả ấn tượng tốt luôn là câu hỏi mà tôi suy ngẫm qua nhiều năm. Thấm thoát cũng cả chục năm được host các chương trình nhạc Trịnh, đậm đặc trong tháng 3-4 hàng năm, chính tôi cũng thấy mình lớn lên, thấm thía hơn lên cùng nhạc Trịnh.

{keywords}
Lê Anh làm MC cho đêm nhạc Trịnh gần đây.

Cũng là tình cờ, tôi mang họ Trịnh nên tôi cảm thấy có thêm động lực để dốc tâm sức cho những dịp trải nghiệm "Miền của Trịnh" như thế. Nhưng điều đó không quá quan trọng, vì bản thân tôi đã là một người yêu nhạc Trịnh từ thuở thiếu thời.

Tôi còn nhớ mỗi khi lang thang đi học về còn giở "sổ hát" ra nghêu ngao "Gọi nắng, trên vai em gầy đường xa áo bay..."; nhiều người nói thẳng "sao cháu hát bài già thế?", nhưng đã thích thì không thể giải thích được. Nên cậu trai chỉ cười rồi... hát tiếp.

Điều gì ở nhạc Trịnh ám ảnh anh nhất?

Ca từ! Tôi rất bị để ý từ mà Văn Cao sinh thời gọi Trịnh Công Sơn: người ca thơ! Nghĩa là trong nhạc có thơ và ngược lại. Ca từ của người nhạc sỹ tài hoa này đậm chất triết học nên khá là... khó hiểu!

Tôi là người trọng tình nhưng sống lại duy lý, tôi cứ trăn trở logic hay ngữ nghĩa của từng câu hát, từng lời ca trong các bài hát của Trịnh. Thậm chí, cái tên bài hát cũng ám ảnh tôi nhiều tháng, nhiều năm...

Giờ tôi vẫn có thói quen truy nguyên gốc nghĩa của lời các bài hát ấy, nhưng tôi tự thoả hiệp với bản thân rằng: Cố tìm chưa chắc đã ra! Âm nhạc của Trịnh nên cảm nhận theo chiêm nghiệm và chất liệu sống của mỗi người. Phải chăng vì thế mà nó tưởng khó mà lại dễ được tiếp nhận bởi ngày càng đông đảo các lớp công chúng.

Những mẩu chuyện về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gắn với anh là gì?

Tôi không có cơ may được gặp nhạc sỹ khi ông còn sống. Sau khi ông mất tôi mới có hạnh ngộ được làm show về ông và nhạc của ông. Nên kỷ niệm của tôi là những kỷ niệm làm show và trước đó là kỷ niệm của cậu trai trẻ yêu nhạc Trịnh, hơi lãng đãng thẩn thơ...

Xưa tôi chép cẩn thận từng bài hát của Trịnh mà tôi nghe được qua đài, cát xét để tập hát một mình. Tôi tìm được băng cát xét Khánh Ly và cứ thế nghe, chép, rồi hát theo, rồi... xếp hạng những bài hát Trịnh hay nhất đối với chính mình. Nhưng ngôi số 1 luôn thay đổi qua thời gian, khi thì Hạ trắng, khi Diễm xưa, khi Biển nhớ... Cứ biết thêm một bài, y rằng đó là bài số 1 (Cười).

Thời mới làm show Trịnh, có lần tôi được đề nghị đóng vai Trịnh Công Sơn cho một khoảnh khắc gợi nhớ. Dáng người thư sinh, mảnh dẻ hợp với tôi thời đó, cặp kính thì không cần phải lo lắng, mái tóc lãng tử kiểu "gọng kính" đã nuôi dài. Nhưng tôi vẫn chưa bằng lòng vì khi đó mình trắng quá, không biết hút thuốc, và đóng vai cho "đỡ non" là một áp lực rất lớn!

{keywords}
 "Ai hát cũng được, ai nghe cũng thấu, giản dị nhất đã, đang và sẽ là Nhạc Trịnh".

Người ta nói rằng, nhạc Trịnh, vẫn những ca khúc cũ, đôi khi vẫn những nghệ sĩ cũ hát, nhưng mỗi lần nghe, khán giả lại cảm nhận, lại vỡ ra một điều gì đó mới mẻ. Anh thì sao? Anh đã chuẩn bị những gì để mỗi lần dẫn đêm nhạc Trịnh lại mang đến cho khán giả một góc nhìn mới, sự thú vị mới?

- Đã nhiều năm tôi chuẩn bị chất liệu dẫn show, đọc và ghi chép lại những tứ hay, những lời đẹp, những câu chuyện thú vị... và dần dần tôi nhận ra khán giả của Trịnh đều không thật cần tất cả những điều đó ở MC, nếu MC không cùng cộng cảm với họ.

Nên với show nhạc Trịnh, tôi ngày càng kiệm lời hơn, chú trọng chia sẻ cảm xúc tại chỗ của khán giả, phỏng vấn nghệ sỹ và những người tham dự. Tôi muốn tất cả những người có mặt trong khán phòng đều thấy ấm áp như người nhà khi họ có cùng tình yêu nhạc Trịnh. Sự thành công ấy cũng chính do một đặc tính của nhạc Trịnh: Kết nối và chia sẻ. Tôi chỉ giúp nó thăng hoa được là tốt lắm rồi.

Nhiều người cho rằng, nhạc Trịnh là bất biến. Là sống mãi với thời gian. Theo anh thì sao?

- Bất biến là cách nói đơn giản, nhưng hàm nghĩa sâu xa. Chắc không chỉ nói đơn giản vậy được! Tôi cho là nhạc Trịnh cũng không khác những gì tồn tại trong cuộc sống này, có tính lịch sử của nó! Và nó sẽ không bất biến!

Việc nuôi dưỡng tinh thần nhạc Trịnh bởi nó vẫn còn nhiều chất liệu phù hợp với đời sống hiện đại là việc cộng đồng yêu nhạc Trịnh đang làm. Đó là việc trân quý. Nhưng không thể nhân danh việc đó để chỉ trích những cách thưởng thức, cảm thụ và trải nghiệm nhạc Trịnh mới mẻ hơn.

Người ta thường mặc định ca sĩ hát nhạc Trịnh luôn có tượng đài nhất định. Anh nghĩ thế nào về điều này?

- Quả là có những tượng đài hát nhạc Trịnh, được thừa nhận, yêu mến và tôn vinh, nhưng tôi tin là bất cứ ai yêu nhạc Trịnh trong tâm thế đại đồng hoà nhã, trong sự yên an của tâm tình và hành vi, trong tính khí lắng trầm sâu xa mà thanh thoát vô vi của nhạc Trịnh sẽ đều cảm thấy không có tượng đài nào cần và phải dựng lên. Ai hát cũng được, ai nghe cũng thấu, giản dị nhất đã, đang và sẽ là Nhạc Trịnh!

Nhiều người kể với tôi rằng, khi còn trẻ họ nghe nhạc Trịnh thì thích, nhưng cảm hoặc hiểu được nhạc Trịnh phải đến khi trưởng thành!

- Như tôi đã nói ở trên, ám ảnh tôi nhiều năm là sự khó hiểu của ca từ trong nhạc Trịnh. Để hiểu nhạc Trịnh là khó, khi vốn sống, vốn học còn ít, vốn Triết học và Tâm linh chưa sâu, nhưng sau cùng, có cần thiết phải hiểu nhạc Trịnh theo cách đó không? Đó chính là điều tôi nghĩ lúc này.

{keywords}
 

Anh đã từng hát ca khúc nhạc Trịnh nào chưa? 

- Tôi hát trong nhóm nhỏ, với những người bạn, và đôi lần biểu diễn ở những sân khấu khác nhau, chưa đủ để tự tin đâu, nhưng tôi luôn hào hứng với việc thể hiện nhạc Trịnh, vì cảm giác như tôi có thể hát theo cách mà tôi muốn (Cười).

Bài hát phổ thông nhất tôi hay hát là Nhớ mùa thu Hà Nội. Và sinh viên của tôi thường được nghe thầy Lê Anh bài này mỗi khi Hà Nội vào thu, còn tôi thì muốn đánh dấu cái khoảng thu lãng đãng của Hà Nội bằng bài hát đó!

Có một lần khác, tôi hát Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui trên sóng VTV để biểu dương một "người tốt việc tốt" ở Lạng Sơn, tôi lên tận nơi vùng địa đầu để hát tặng bài hát đó cho người hùng xây cầu cho dân quê đi qua mùa lũ. Đứng giữa trời đất hát một bài hát của Trịnh nhiều ý nghĩa, tôi thấy mình được Hạnh Phúc!

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Cô giáo hơn 15 năm sống cảnh bị xích nơi góc vườn

Cô giáo hơn 15 năm sống cảnh bị xích nơi góc vườn

Trong ngôi chòi lá ọp ẹp, chị Lê Thị Huyên, từng là giáo viên của huyện miền núi Lang Chánh, đang phải sống trong cảnh bị xích, nuôi nhốt khiến nhiều người xót xa.

Liên tục nhắc tình cũ, chàng trai Quảng Nam nhận bài học đau đớn

Liên tục nhắc tình cũ, chàng trai Quảng Nam nhận bài học đau đớn

Trước mặt cô gái mới quen, chàng trai liên tục kể về người bạn gái cũ khiến MC Quyền Linh phải lên tiếng nhắc nhở.

Cái chết cô đơn của nghệ sĩ nổi tiếng qua lời kể của người mai táng

Cái chết cô đơn của nghệ sĩ nổi tiếng qua lời kể của người mai táng

Ông mở điện thoại cho chúng tôi xem. Đám tang của một nghệ sĩ danh tiếng. Hình ảnh ghi lại từng giây phút cuối của một đời người.

Song Anh