XEM CLIP:
Sáng 22/8, cống ngăn thuỷ triều Cây Khô, tại huyện Nhà Bè (TP. HCM) lắp đặt 2 cửa van nặng 460 tấn. Đây là hạng mục thuộc dự án Giải quyết ngập do thuỷ triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng kinh phí gần 10.000 tỷ đồng.
Khu vực thi công hạng mục cống ngăn thuỷ triều |
Dự án ngăn thuỷ triều được triển khai với quy mô 7 hạng mục gồm 6 cống ngăn thuỷ triều và hạng mục 7.8km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh. Trong đó, 6 cống có khẩu độ thiết kế từ 40-160m gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định.
Cống ngăn thuỷ triều Cây Khô triển khai trên sông Cần Giuộc, kết nối giữa huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè là hạng mục cống ngăn thuỷ triều lớn, khẩu độ 80m, quy mô 3 trụ pin, 2 cửa van cống, 1 âu thuyền và 1 khu nhà quản lý.
Van cống có chiều dài hơn 40m, cao 8,5m và nặng 230 tấn đang được cố định vào trụ pin |
Van ngăn thuỷ triều chiều dài hơn 40m, cao 8,5m và nặng 230 tấn. Để hoàn thành lắp đặt vào trụ pin cống cần trung bình 9 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, công tác chuẩn bị cho việc lắp đặt cũng mất từ 70-90 ngày. Do vậy cửa van cống là phần mục lớn của các cống ngăn thuỷ triều, đóng vai trò rất quan trọng.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ lắp cửa van ngăn thuỷ triều lớn nhất |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết dự án này được thực hiện trải qua thời gian hết sức khó khăn như vốn, mặt bằng, tổ chức thi công ban đầu và dẫn đến nhiều lần trễ hẹn.
Đến nay, dự án đã từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc bước vào những công đoạn cuối về đích.
Để dự án vận hành đạt hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ ra 5 việc cần khẩn trương làm:
Thứ 1, phê duyệt phương án tổ chức quản lý vận hành.
Thứ hai, kiểm tra, kiểm toán để đánh giá quá trình đầu tư để làm cơ sở quyết toán sau này.
Thứ ba, chuẩn bị đề án để tổ chức đấu thầu nhằm chọn nhà tư vấn quản lý vận hành dự án (sau 3-5 năm sẽ đấu thầu lại).
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan thị sát hạng mục thi công |
Thứ tư, xây dựng danh mục các khu đất để thanh toán cho nhà đầu tư. Hiện TP đã trình Ban chỉ đạo 167 vị trí đất để tạo quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT.
Nhà đầu tư đã sắp làm xong dự án mà thành phố chưa có phương án thanh toán thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của nhà đầu tư. Do đó, lãnh đạo UBND TP yêu cầu các đơn vị liên quan làm thủ tục nhanh gọn.
Thứ năm, phải làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó khi dự án vào hoạt động. Theo ông Hoan, khi đóng cửa van ngăn thuỷ triều thì nước sẽ không vào bên trong nên bên ngoài sẽ cao hơn. Do đó, những khu vực hai bên sông, kênh, rạch sẽ ảnh hưởng và cần thông tin cho người dân hiểu được mục đích của dự án.
Đồng thời, TP cũng phải lên kịch bản ứng phó trường hợp không ngập trung tâm nhưng ngập bên ngoài phạm vi dự án.
“Với tư cách là nhà đầu tư, tôi cam kết chất lượng trong 5 năm thay vì 3 năm như cam kết với Thành phố. Trong trường hợp được chọn làm nhà vận hành dự án này thì chúng tôi cam kết sẽ gắn kết mãi mãi tuổi thọ của các cống này”- ông Tiến khẳng định.
Đường Sài Gòn ngập sâu, nước chảy xiết như suối
23h đêm 18/8, hàng loạt tuyến đường phía Đông Sài Gòn vẫn ngập sâu, nước chảy xiết khiến giao thông tê liệt.
Tuấn Kiệt