Dự thảo quy định sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc được Bộ LĐTB&XH đề xuất, chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe, đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, học tập và nhân cách, có thời gian tham gia các hoạt động xã hội...
Người dưới 15 tuổi làm việc phải tự nguyện, có sức khỏe phù hợp công việc, có giấy khám sức khỏe và được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Dự thảo cũng đưa ra thời gian làm việc của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi không được quá 4h mỗi ngày, không quá 20h một tuần.
Lứa tuổi này cũng không làm thêm giờ hay làm việc vào ban đêm.
Quy định áp dụng tương tự với người dưới 13 tuổi song không quá 3h một ngày và không quá 15h mỗi tuần. Người tuổi này chỉ được làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không được làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
Dự thảo cũng đưa ra quy định, người chủ sử dụng lao động dưới 13 tuổi phải là không có tiền án, tiền sự về xâm hại, bạo lực trẻ em, được sự đồng ý của người đại diện hợp pháp.
Khi tuyển dụng, chủ phải có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người dưới 15 tuổi, cha mẹ hoặc người giám hộ.
Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH trong năm 2019, trong tổng số 26,3 triệu trẻ em toàn quốc có tới 1,4 triệu trẻ bị bóc lột sức lao động.
Trong khi năng lực phát hiện của các cơ quan chức năng như thanh tra lao động, chính quyền địa phương lại rất hạn chế. Việc xử lý vi phạm sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi còn khó khăn.
Đề xuất thanh niên vi phạm hành chính cho đi lao động công ích
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay (18/6), các đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu, xem xét và bổ sung hình thức phạt lao động công ích vào trong luật xử lý vi phạm hành chính.
Vũ Điệp