Lãnh đạo Trường ĐH Tân Tạo (Long An) là Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT nhà trường vừa gửi công văn lên Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

{keywords}
Đơn kiến nghị của trường

Trong công văn gửi đi, bà Yến nêu ra 5 vấn đề, đồng thời đưa ra 5 kiến nghị.

Về vấn đề mẫu bằng tốt nghiệp, bà Yến cho rằng, Trường ĐH Tân Tạo được đào tạo giảng dạy theo chương trình nước ngoài, vừa theo đuổi mô hình giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ và khi sinh viên tốt nghiệp. Nhà trường vừa phải thực hiện theo Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về mẫu bằng đại học. Do vậy, trường đã phải áp dụng phát 2 mẫu bằng tốt nghiệp đại học (mẫu của các trường đại học Hoa Kỳ  và một mẫu theo quy định của Bộ GD-ĐT).

Tuy nhiên toàn bộ các sinh viên khóa đầu của trường đã tốt nghiệp chỉ đăng ký xin được cấp bằng theo mẫu của Đại học Hoa Kỳ vì khi học lên không phải thẩm định lại băng cấp.

Bà Yến chỉ ra những bất tiện bất lợi của mẫu bằng tốt nghiệp do Bộ GD-ĐT quy định như có kích thức rất nhỏ, bằng một nửa mẫu bằng của các đại học ở các nước tiên tiến; Bằng được cấp theo mẫu mã, màu sắc, thiết kế và nội dung đồng loạt như nhau cho mọi trường đại học; Sinh viên tốt nghiệp loại trung bình phải ghi trong bằng tốt nghiệp.

Riêng bằng của Trường ĐH Tân Tạo cấp theo hai thứ tiếng Anh và Việt thể hiện ngay chương trình học thuật, không cần phải thực hiện qua việc dịch công chứng. Việc này đảm bảo tôn trọng quy định của Bộ về ngôn ngữ.

Ngoài ra, bằng tốt nghiệp của trường được không những Chủ tịch HĐQT/Hiệu trưởng ký mà còn được Giáo sư Chủ tịch hội đồng học thuật. Việc này khẳng định về chất lượng đào tạo, sinh viên dễ dàng nộp đơn học tiếp lên trên đại học.  Trong khi Bằng tốt nghiệp của Việc Nam chỉ duy nhất chữ ký của Hiệu trưởng do vậy sẽ không được công nhận tại nước ngoài và buộc phải thực hiện kiểm định quy đổi sang hệ thống bằng…

Bà Yến đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét bỏ quy định bắt buộc các trường đại học phải đăng ký mẫu bằng đại học theo quy định tại Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT, mà chỉ nên đưa ra yêu cầu các trường đại học đăng ký mẫu bằng của mình.

Vấn đề quy định bắt buộc Hội đồng quản trị nhà trường phải có một thành viên của chính quyền địa phương tham gia, bà Yến cho rằng quy định Hội đồng Quản trị của trường đại học tư thục Việt Nam theo khoản 3, điều 17, Luật Giáo dục 2012 và điểm C, khoản 1, điều 22 của Quyết định 70/2014/QĐ-TTg về Điều lệ Trường đại học quy định thành viên HĐQT của trường đại học bắt buộc phải có 1 thành viên từ chính quyền địa phương tham gia.

{keywords}
Sinh viên Trường ĐH Tân Tạo

Nhưng những trường đại học nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi quy định này. Nhưng những trường đại học khác như Trường ĐH Tân Tạo đều đối mặt với khó khăn khi áp dụng quy định bắt buộc về Hội đồng Quản trị này.

Vì vậy, bà Yến mong muốn Chính phủ và Bộ GD-ĐT nên ủng hộ cho những mô hình như trường Đại học Tân Tạo. Không nên tự trói buộc các trường đại học của Việt Nam trong khi đó thì các đại học nước ngoài mở tại Việt Nam lại được tự do để tham gia vào kiểm định và phát triển.

Với vấn đề Quy định Hiệu trưởng phải có Quốc tịch Việt Nam, theo bà Yến những quy định này của Bộ đã hạn chế các trường đại học Việt Nam có thể tuyển dụng được Hiệu trưởng giỏi và thực sự có kinh nghiệm và uy tín trong học thuật trên thế giới về lãnh đạo các trường đại học của Việt Nam. Ngoài ra đối với các quy định về môn học bắc buộc trong chương trình đào tạo hệ đại học chiếm tới 25% tổng các tín chỉ của bốn năm đại học. Điều này góp phần làm cho chất lượng giáo dục không đảm bảo, sinh viên ra trường khó xin việc làm vì không có đầy đủ các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

Bà Yến kiến nghị Chính phủ và Bộ GD-ĐT không nên khống chế số lượng tín chỉ và nội dung của những môn bắt buộc về triết học và lý luận, để cho các trường đại được tự quyết định.

Đối với vấn đề quy định Thời hạn Hợp đồng giảng viên cơ hữu phải 3 năm, theo bà Yến, việc quy định buộc phải ký hợp đồng lao động với thời hạn 3 năm tạo ra một bất lợi lớn cho các trường đại học trong việc đánh giá, lựa chọn giảng viên chất lượng cao và có thể gây ra những kiện cáo không cần thiết về hợp đồng lao động nếu sa thải trước thời hạn với các giảng viên không đảm bảo tiêu chí đề ra.

Vì vậy, bà Yến tiếp tục kiến nghị cho phép các trường đại học Việt Nam được chủ động trong việc quyết định thời hạn hợp đồng lao động với các giảng viên cơ hữu. Bộ GD-ĐT chỉ nên đưa điều kiện buộc phải khẳng định rõ trong hợp đồng là ‘giảng viên cơ hữu’ và các trường đại học phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo Luật lao động.

Lê Huyền