Theo dự kiến, hội nghị cấp cao ASEAN 36 sẽ tổ chức trong 1 ngày (ngày 26/6). Đây là hội nghị cấp cao chính thức đầu tiên trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020.
Trước đó, các hội nghị trù bị sẽ diễn ra trong các ngày 22 - 24/6. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chủ trì các hội nghị bộ trưởng ngoại giao của ASEAN.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP).
Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung chủ trì hội nghị cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN lần thứ 23.
Ảnh: Minh Nhật |
Phóng viên báo chí đặt câu hỏi vấn đề Biển Đông và phản ứng của ASEAN tại hội nghị cấp cao lần này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết các lãnh đạo ASEAN không né tránh vấn đề này. Nói cách khác, tất cả các vấn đề diễn ra trong thực tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự của ASEAN.
Về khả năng nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong khuôn khổ hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, nội dung này không được đặt ra trong dịp này.
Ông Dũng lý giải, vì dịch Covid-19 nên từ đầu năm tới nay chưa họp lần nào về COC. Họp gần nhất là tháng 10/2019 tại Đà Lạt, và lúc đó các nước đã sẵn sàng để bước vào vòng đàm phán, vòng đọc lần hai văn bản dự thảo về COC, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có được cuộc họp như vậy".
Ngày 1/7 sắp tới sẽ có cuộc họp ở cấp SOM về hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc tuy không phải họp về COC hay DOC nhưng hôm đó sẽ nhắc đến chuyện này và tính xem sẽ khởi động lại đàm phán COC vào lúc nào.
Về việc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tạo ra thách thức gì cho ASEAN, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho hay, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc, ngày càng căng thẳng, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau và tạo nên sự căng thẳng chung cho cả thế giới, gây khó khăn trong ứng xử với tất cả các nước. Đó cũng là thách thức với ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. Ảnh: Minh Nhật |
Cạnh tranh nước lớn cũng đặt ra vấn đề chia rẽ quan điểm, đặt ra nguy cơ các nước có thể phải chọn bên. ASEAN đã thống nhất sẽ không chọn bên mà chọn lợi ích của ASEAN.
Với quan điểm như vậy, ASEAN có lập trường riêng với các vấn đề, có tài liệu giới thiệu về lập trường quan điểm này. Đó là cách ASEAN giữ vai trò trung tâm của mình. Tinh thần đó sẽ tiếp tục được giữ trong hội nghị này cũng như hội nghị 37 tới.
ASEAN từ lâu muốn họp trực tuyến
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trình bày, từ lâu, ASEAN đã mong muốn tăng cường các cuộc họp trực tuyến để giảm bớt việc đi lại và chi phí nhưng nhiều năm qua, dù có nhiều cố gắng, việc đó vẫn chưa thực hiện được.
Ông Dũng bày tỏ: "Do dịch bệnh Covid-19 năm nay mà vô hình chung, Việt Nam đã tổ chức được các phiên họp trực tuyến với các nước bạn và làm tốt. Dù họp trực tuyến không có hình thức giao tiếp thân thiện như gặp mặt, bắt tay, chào hỏi nhau nhưng về nội dung, các phiên họp đều đảm bảo".
Ảnh: Minh Nhật |
Điểm khó khăn cần khắc phục là sự chênh lệch về thời gian giữa các nước, phải thu xếp cho phù hợp và đảm bảo vấn đề công nghệ.
"Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Bộ trưởng TT&TT vì đã lo giúp nền tảng hạ tầng tốt để Việt Nam có những cuộc họp tuyệt vời, chất lượng tốt hơn cả so với các nước tham gia", ông Dũng nói.
Trần Thường
Tàu Trung Quốc áp sát tàu cá Việt Nam, làm 16 ngư dân rơi xuống biển
Tàu cá QNg 96416 TS bị tàu sắt mang số hiệu 4006 và một ca nô của Trung Quốc áp sát gây ra sóng lớn, khiến 16 ngư dân cùng nhiều vật dụng trên tàu cá rơi xuống biển.