Theo truyền thông Ấn Độ, con sói xám Ấn Độ đầu tiên xuất hiện ở Bangladesh trong 70 năm, đã bị nông dân đánh đập đến chết sau khi rình rập gia súc của họ vào đầu tháng 6.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (UCN), con sói xám Ấn Độ cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1949, từ đó đến giờ chúng liên tục đứng trước bờ vực tuyệt chủng.
Người dân địa phương gần thị trấn Sundarbans - khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới nằm giữa Ấn Độ và Bangladesh - đã bắt và giết con sói vì nó tấn công gia súc của họ.
Y.V Jhala, chuyên gia thuộc Viện Động vật hoang dã Ấn Độ khẳng định: "Với những hình ảnh gửi về, chúng tôi xác nhận đây là một con sói xám Ấn Độ."
"Vẫn còn khoảng 3000 con sói xám Ấn Độ sống ẩn giật khắp nơi tại đất nước này, nhưng chúng đã dần dần biến mất khỏi quần thể sống ở phía bắc và tây bắc Bangladesh vào những năm 1940."
Anwarul, một nhà động vật học tại Đại học Dhaka, đã thu thập các mẫu DNA từ xác con sói xám để tìm kiếm dấu vết đồng loại của chúng.
"Thật đáng buồn khi nó bị đánh đến chết. Chúng tôi cần tiến hành các cuộc điều tra sâu hơn để tìm hiểu xem liệu nó đi một mình hay thành một nhóm."
Trên thực tế, nó đã bỏ mạng dưới tay nông dân từ đầu tháng 6 nhưng đến hôm Chủ nhật vừa rồi, hình ảnh mới đến tay các chuyên gia.
Một loạt các động vật - bao gồm linh cẩu sọc, hươu đầm lầy và xô đen - đã biến mất khỏi Bangladesh trong vài chục năm qua, chủ yếu do tác động của con người.
Theo GenK