- Ngày 2/8, tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ công bố chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về Quản trị Nhà nước và Phòng chống tham nhũng do Khoa Luật tổ chức. 

{keywords}

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội, GS. Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh: “Đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập đổi mới và có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc phòng chống tham nhũng.

Bên cạnh công tác chống tham nhũng của các quan chức nhà nước, hiện nay còn có rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của chính sách pháp luật làm tổn hại đến người dân.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm cho sự tham nhũng diễn ra ngày càng tinh vi hơn. Tất cả đã đặt ra yêu cầu trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu lĩnh vực này ở Việt Nam nói chung, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng” .

Cũng trong buổi lễ, PGS. TS Vũ Công Giao (Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã giới thiệu khái quát về chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học về quản trị Nhà nước và phòng chống tham nhũng.

TS. Vũ Công Giao cho biết, mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo ra các chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng cho các cơ quan tổ chức đang tham gia vào công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Đối tượng tham gia chương trình bao gồm những người có bằng cử nhân Luật học ở tất cả các chuyên ngành trong và ngoài Việt Nam; người có bằng cử nhân gần với ngành Luật như Quản lý Nhà nước, Quản lý công, Chính trị học,…

Về đội ngũ giảng dạy, nòng cốt là các giáo sư, tiến sĩ đang là giảng viên của khoa Luật ĐHQG Hà Nội, ngoài ra còn có các giáo sư nước ngoài, các giáo sư, tiến sĩ giảng viên của các trường ĐH khác tại Việt Nam, các chuyên gia đang làm việc cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp.

Thời gian đào tạo cũng như hầu hết các chương trình thạc sĩ khác là 2 năm. Đây là chương trình định hướng nghiên cứu nên kết cấu có 64 tín chỉ tương đương 16 học phần. Điều kiện dạy học của chương trình được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy. Ngoài ra trường có thư viện lớn của ĐHQG Hà Nội với nhiều đầu sách.

Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang là cơ sở đầu tiên tổ chức giảng dạy, nghiên cứu về phòng chống tham nhũng một cách chính thức có hệ thống ở Việt Nam.

 

Thuý Nga

Chấm thi ở Hòa Bình: “Quân của em không thể nào làm bậy được”

Chấm thi ở Hòa Bình: “Quân của em không thể nào làm bậy được”

Khi có những thông tin bất thường về thi THPT quốc gia ban đầu, đồng chí Trưởng phòng Khảo thí của Sở còn nói là “Em làm rất chặt chẽ, quân của em không thể nào làm bậy, làm sai được trong quá trình chấm”.    

Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cao nhất là 22

Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cao nhất là 22

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết sau 3 lần chạy lọc ảo, điểm chuẩn dự kiến của trường sẽ từ 16,5 đến 22. Trong đó điểm chuẩn cao nhất 22 là chính xác.

"Sai phạm thi cử ở Hòa Bình tinh vi và xảo quyệt hơn"

"Sai phạm thi cử ở Hòa Bình tinh vi và xảo quyệt hơn"

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho rằng so với Hà Giang và Sơn La, sai phạm ở Hòa Binh tinh vi, xảo quyệt hơn.

Nữ sinh viên mất cả ba lẫn mẹ trong tai nạn rước dâu ở Quảng Nam

Nữ sinh viên mất cả ba lẫn mẹ trong tai nạn rước dâu ở Quảng Nam

Trong 13 người tử vong ở vụ tai nạn giao thông thương tâm trên đường đi rước dâu tại Quảng Nam vào ngày 30/7, có ba mẹ của một nữ sinh viên đang học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Điểm thi bất thường, Phó Chủ tịch Hòa Bình: "Phải tìm cho ra uẩn khúc"

Điểm thi bất thường, Phó Chủ tịch Hòa Bình: "Phải tìm cho ra uẩn khúc"

Trao đổi với VietNamNet sáng nay, ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho hay ông cũng đang chờ thông tin điều tra và sẽ xác định xử lý đúng người, đúng tội.