Lần đầu tiên công nghệ AI giúp nhận diện từng cá thể của một loài chim. |
Theo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí của Anh, nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ người Pháp André Ferreira đã thành công trong việc ‘dạy AI’ cách nhận biết từng cá thể của một loài chim. Hệ thống này được xây dựng dành cho mục đích nghiên cứu các loài động vật hoang nhưng đã được phát triển để xác định các cá thể chim trong môi trường sống của chúng.
TS. Ferreira cho biết công cuộc nghiên cứu bắt đầu khi nhóm của ông tiến hành quan sát cách loài chim thợ dệt (Philetairus socius) xây tổ ‘siêu to khổng lồ’. Công việc này được thực hiện bằng cách gắn thẻ màu lên chân các chú chim để phân biệt và bắt đầu quan sát cách chúng làm tổ, ngày qua ngày.
Thay vì quay cảnh các chú chim, TS. Ferreira chuyển sang quay tổ nhưng màu sắc của các thẻ là không nhìn được. Vì thế ông và các cộng sự quyết định chuyển sang dùng AI.
Phần khó nhất của công đoạn này là dạy cho hệ thống cách chụp ảnh. Với con người thì đó là một việc dễ dàng nhưng với máy là cả một quá trình. Nhóm của TS. Ferreira đã giải quyết bài toán hóc búa này bằng cách gắn thẻ từ RFID (nhận dạng bằng sóng vô tuyến) lên chim, kích hoạt chụp khi con chim tiến tới camera feeder (một loại thiết bị cho ăn gắn với camera).
Đến nay, công nghệ này đã được ứng dụng trên loài sẻ vằn (Taeniopygia guttata), bạc má lớn (Parus major), và thợ dệt hoang dã. Sau khi được ‘dạy’, thử nghiệm cho thấy các bức ảnh được chụp có độ chính xác khoảng 90% cho một bức ảnh.
Đến nay, hạn chế của hệ thống này là chỉ được dạy chụp các bức ảnh từ đằng sau lưng của loài chim, giống như góc quan sát của các nhà sinh vật học. Sai số là có thể xảy ra nếu loài chim thay hình đổi dạng, chẳng hạn như thay lông. “Chúng tôi không biết chính xác AI dùng cái gì để định dạng loài chim,” TS. Ferreira thú nhận.
Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề có thể được giải quyết nếu dữ liệu đưa ra là đủ lớn. Nhóm của ông đang tiến hành lắp đặt các camera ở nhiều góc khác nhau để chụp được ở nhiều góc độ không chỉ đằng sau lưng. Kế hoạch sau cùng là phát hành phần mềm cho người sử dụng khi hệ thống được hoàn thiện.
Hiện có rất nhiều ứng dụng sử dụng công nghệ AI để nhận diện động thực vật dựa trên hình ảnh hoặc âm thanh, nhưng những kiểu nhận dạng này chỉ xác định được các loài chứ không phân biệt được từng cá thể trong một loài.
Nhóm của TS. Ferreira đang phát triển thêm hệ thống nhận dạng tương tự nhưng áp dụng cho các cá thể động vật. Ông cho biết đây là lần đầu tiên một hệ thống nhận dạng có thể giúp nhận diện cá thể nhỏ như loài chim. Những hệ thống kiểu này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà sinh vật học trong việc nghiên cứu hành vi của từng cá thể trong một quần thể, điều vốn cực kỳ khó khăn và tốn kém hiện nay.
Hữu Phương (Theo Newscientist)
Người phụ trách mảng AI của TikTok ra đi trong “giông bão”
Sự ra đi của trưởng phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) Ma Wei-Ying diễn ra trong lúc ứng dụng TikTok của ByteDance đang phải đối mặt với những sức ép về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư.