Theo đó, bệnh nhân nữ Trương Thanh Bình (43 tuổi, Hạ Hòa, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng cột sống thắt lưng, không tự đi lại được, uống thuốc giảm đau nhiều tháng dẫn đến viêm dạ dày cấp.
Trên hình ảnh Xquang và cộng hưởng từ cho thấy: người bệnh bị hẹp ống sống L4-L5, có chỉ định phẫu thuật.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định áp dụng robot trong mổ để định vị chính xác vị trí bắt vít cột sống L4, L5 theo kế hoạch đã định sẵn từ trước với độ chính xác cao nhất.
Đáng nói, đây là ca phẫu thuật cột sống đầu tiên bằng robot được triển khai tại một bệnh viện tuyến tỉnh trong nước.
Các bác sĩ chuẩn bị tiến hành ca phẫu thuật cột sống bằng robot- Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
TTƯT.TS.BS Nguyễn Văn Sơn- Trưởng Khoa Ngoại thần kinh – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Trong phẫu thuật cột sống, xác định đúng vị trí cần bắt vít rất quan trọng để tránh gây tổn thương đến các dây thần kinh của bệnh nhân. Vì bắt vít bằng tay, bác sĩ cần phải kết hợp với phương pháp chụp Xquang để đảm bảo độ chính xác.
Bên cạnh đó, kỹ thuật mổ ít xâm lấn đồng nghĩa với việc bác sĩ sẽ bị giới hạn khoảng nhìn trong vùng cần thao tác so với mổ mở, do đó sẽ phải chụp nhiều ảnh Xquang để quan sát hơn. Việc phát tia X nhiều có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người bệnh và phẫu thuật viên.
Việc sử dụng robot thay thế sẽ giúp các bác sĩ định vị và tiến hành các thao tác chính xác nhất trên xương sống của người bệnh (độ chính xác tới 1mm (1/25 inch)) trong khi lượng tia phóng xạ phát ra được giảm thiểu tối đa để tránh gây hại cho cả bác sĩ và người bệnh.
Robot tiến hành phẫu thuật cột sống cho người bệnh - Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
Ngoài ra, sử dụng robot cũng giảm những tổn thương không cần thiết đến các vùng mô và tế bào xung quanh, người bệnh từ đó sẽ tránh được những rủi ro trong phẫu thuật. Đặc biệt, công nghệ này giúp bệnh nhân giảm nguy cơ phải mổ lại, mất máu ít hơn, ít sẹo hơn, ít đau hơn và hồi phục nhanh hơn.
Trong phẫu thuật cột sống bằng robot, trước khi tiến hành, các bác sĩ sử dụng hệ thống robot hoạch định trước kế hoạch cho ca mổ dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính mô phỏng 3D và hình ảnh chụp cộng hưởng từ cột sống. Suốt quá trình phẫu thuật, hệ thống robot giúp bác sĩ phẫu thuật định vị chính xác vị trí bắt vít và thực hiện các thao tác phẫu thuật với độ chính xác cao nhất.
Kế hoạch lập trình mổ cho người bệnh được thực hiện ngay tại phòng mổ, người bệnh được gây mê, tiến hành gắn khung định vị trên xương sống. Tiếp theo là đồng bộ hoá hình ảnh 3D và chọn trạm điều hành cho robot. Người bệnh được tiến hành mổ dưới sự hướng dẫn và điểu khiển của cánh tay robot.
Nếu như trước đây, để bắt 4 vít, một phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm cần 1 tiếng 30 phút thì nay với hướng dẫn của robot, bắt 4 vít chỉ diễn ra trong vòng 30 phút.
Sau mổ 2 ngày, hiện người bệnh đã khỏe trở lại và ngồi được, dự kiến suất viện sau 10 ngày tới.
Nguyễn Liên
Gần 4 giờ li kì trong phòng mổ, tách cặp song sinh dính liền có chung một lá gan
- Sau gần 4 giờ cân não, ca mổ tách ca song sinh dính liền ở BV Nhi đồng 1 TP.HCM thành công ngoài sức mong đợi.