1. Những định kiến khó chịu
“Ồ, đây là vợ hai của anh à”, bạn thường cảm nhận rõ điều gì đó trong câu nói của người đối diện khi họ phát hiện ra bạn là người vợ thứ hai của ông xã mình, như thể vợ hai đồng nghĩa với người phải đứng ở vị trí thứ hai vậy. Một trong những bất lợi của việc làm vợ hai là người khác khó chấp nhận bạn.
Thật ra không hẳn họ có ý gì xấu. Chỉ là điều này cũng tương tự như thời đi học cấp một, cấp hai bạn luôn đi với một đứa bạn thân như hình với bóng, nhưng rồi đến khi học cấp ba bạn chơi thân với một người khác, và mọi người vẫn mãi không quên được việc bạn đã không còn ở bên đứa bạn ngày xưa.
2. Quan điểm xã hội gây bất lợi cho bạn
Dù tư tưởng nói chung của xã hội ngày nay đã hiện đại hơn rất nhiều nhưng vẫn còn những quan điểm cổ hủ gây bất lợi cho bạn đến từ những người suy nghĩ theo lối “mấy đời bánh đúc có xương” hay nhìn nhận tiêu cực về quan hệ mẹ kế - con chồng.
Thực tế này nhiều khi trở nên nghiệt ngã và phủ nhận mọi cố gắng của bạn trong việc chân thành yêu thương và chăm sóc cho đứa con của người đàn ông bạn yêu.
3. Gánh nặng từ cuộc hôn nhân trước
Một người khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai sau đổ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất, nếu chưa từng có con, họ gần như sẽ không bao giờ nói chuyện lại với người cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là trong lòng có thể tránh được những tổn thương.
Mọi mối quan hệ đều không dễ dàng, nếu mọi thứ đi sai, chúng ta đều tổn thương. Đó là cuộc sống. Tâm lý tránh tổn thương thường khiến chúng ta tự dựng lên một bức tường ngăn cách, bảo vệ bản thân mình.
Loại hành trang đó có thể gây bất lợi cho cuộc hôn nhân thứ hai và làm ảnh hưởng đến bất kỳ lợi ích nào của việc trở thành người vợ thứ hai.
4. Khó khăn khi làm “mẹ kế”
Một đứa trẻ thường không dễ chấp nhận người khác sẽ thay thế mẹ của nó, vì tâm lý bảo vệ mẹ trong trái tim của bố, bảo vệ mẹ trong trái tim chính đứa trẻ.
Trẻ còn thường lo sợ người mới của bố sẽ không yêu thương mình, cướp đoạt của mình tình yêu, sự quan tâm của bố.
Làm vợ hai, không dễ dàng cho bạn trên đường chinh phục trái tim của con chồng. Ngay cả khi đứa trẻ đã ít nhiều chấp nhận bạn, thì những người khác trong gia đình, dòng họ, như ông bà, cô dì, chú bác vẫn có thể sẽ không nhìn bạn là mẹ “thực sự” của đứa trẻ “khác máu tanh lòng”.
5. Hội chứng vợ hai
Ngay cả khi sự nghiệp làm vợ hai của bạn diễn ra thuận lợi, bạn sẽ vẫn cảm thấy những khoảng trống khó khăn do người vợ trước để lại.
Điều này dẫn đến cái gọi là “hội chứng vợ hai” bao gồm những biểu hiện sau:
- Cảm thấy chồng mình luôn đặt gia đình anh ấy lên trên bạn
- Thường bất an hoặc dễ nổi nóng khi cảm thấy rằng mọi điều chồng mình làm đều có liên quan đến vợ cũ của anh ấy và con chung của họ.
- Bạn thường xuyên thấy mình so sánh bản thân với vợ cũ của chồng
- Bạn thấy cần phải can thiệp nhiều hơn vào các quyết định của chồng
- Bạn cảm thấy bế tắc và không biết vị trí của mình ở đâu, mình thuộc về đâu.
Nếu gặp những dấu hiệu này, bạn cần sự giúp đỡ của chồng đấy. Hãy nói chuyện với anh ấy nhiều hơn về những lo lắng và cảm giác của bạn, để anh ấy hiểu bạn yêu chồng và muốn hòa mình thành một phần trong gia đình của anh ấy, chỉ là, bạn cần anh ấy tiếp sức và động viên bạn nhiều hơn bằng tình yêu thương và lòng tin tưởng.
Say đắm mẹ đơn thân Việt, người đàn ông Mỹ cầu hôn sau 2 lần gặp gỡ
‘6h sáng, đang đi dạo trên bãi biển thì anh quỳ gối rồi nắm tay mình hỏi: ‘Em có đồng ý làm vợ anh không?’, chị Thêm nhớ lại ngày Chris Heath cầu hôn mình.
Theo Dân Trí