Trong khi những vấn đề xoay quanh việc từ thiện của các nghệ sĩ như Thuỷ Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành,… trở thành chủ đề nóng thì "sao kê" cũng đang là từ khoá được nhiều người quan tâm.
Mới đây nhất, MC Trấn Thành đã công bố 1.000 trang sao kê tài khoản từ thiện của mình, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng khiến công chúng đặt nghi vấn.
Vậy sao kê là gì?
Sao kê là hình thức liệt kê lại lịch sử thanh toán của một cá nhân hoặc tổ chức một cách chi tiết nhất, bao gồm những khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt…
Sao kê thường được ngân hàng thực hiện hàng tháng và gửi về cho khách hàng theo quy định của ngân hàng. Khách hàng có thể dùng bản thông báo giao dịch này để quản lý chi tiêu hiệu quả và thanh toán số tiền đã chi tiêu bằng thẻ đúng hạn. Ngoài ra, việc sao kê còn giúp chứng minh tính minh bạch về mặt pháp lý cho tài khoản của mình.
Có những hình thức sao kê nào?
Hiện nay, tại hầu hết các ngân hàng đều cung cấp 2 hình thức sao kê, là sao kê trực tiếp và sao kê online.
Sao kê trực tiếp là hình thức sao kê tại chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng. Sao kê trực tiếp là văn bản có xác nhận mộc đỏ của ngân hàng, đã được sự chứng thực của ngân hàng và có đầy đủ tính pháp lý để bổ sung vào hồ sơ, thủ tục hành chính hoặc làm bằng chứng để khiếu nại hoặc tố cáo khi phát hiện ra những sai sót xảy ra trong quá trình giao dịch.
Trong khi đó, sao kê online có thể thực hiện bằng việc dùng dịch vụ Internet Banking. Điều đó sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh chóng, chính xác cũng như xem lịch sử giao dịch tài khoản của mình.
Trong trường hợp khách hàng không thể di chuyển từ nhà đến phòng giao dịch các ngân hàng để làm thủ tục sao kê, thì có thể sao kê trực tuyến tại nhà. Trong dịch Covid-19, khách ngồi ở nhà vẫn có thể sao kê được lịch sử giao dịch trong một năm.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể in sao kê tại cây ATM thuộc hệ thống ngân hàng nhưng chỉ có thể xem lại các giao dịch gần nhất hoặc in sao kê 10 giao dịch gần nhất.
Thủ tục lấy sao kê
Với mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu và những thủ tục hành chính khác nhau khi khách hàng muốn sao kê tài khoản ngân hàng.
Cách thức in sao kê tài khoản ngân hàng thông thường bao gồm:
- Khách hàng đến ngân hàng mà mình đã đăng kí mở tài khoản để thực hiện sao kê tại bất cứ chi nhánh hoặc phòng giao dịch nào thuộc ngân hàng đó.
- Mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM để nhân viên ngân hàng thực hiện in sao kê tài khoản cá nhân theo thời gian khách hàng mong muốn.
- Khách hàng cần kiểm tra kĩ xem bản sao kê có dấu mộc tròn của ngân hàng chưa thì bảng sao kê đó mới có giá trị pháp lý.
Một bản sao kê thông thường thường cung cấp các trường dữ liệu thông tin như: các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt và các khoản lãi, phí kèm chi tiết ngày tháng, nội dung, số tiền ghi có, số tiền ghi nợ, số dư.
Một bản sao kê tại HDBank (Ảnh: Topbank)
Một bản sao kê của ngân hàng Vietcombank (Ảnh: Nganhangviet.org) |
Với hình thức online, chính chủ sử dụng số điện thoại đã đăng ký với ngân hàng, gọi lên và sẽ được hỏi những câu nhằm xác định chính chủ (gồm số CMT, ngày tháng năm sinh, các giao dịch gần nhất trên tài khoản...). Sau khi đã xác minh là chính chủ thì sẽ hỗ trợ gửi sao kê theo hai hình thức: qua email (đã đăng ký với ngân hàng) hoặc gửi chuyển phát nhanh (CPN) bản cứng về địa chỉ khách hàng đã đăng ký với ngân hàng.
Phí sao kê là bao nhiêu?
Mỗi ngân hàng có biểu phí in sao kê khác nhau.
Tại Agribank: Tiếng Việt: 20.000 - 50.000 VNĐ/bản đầu tiên, thêm 10.000 VNĐ/bản tiếp theo. Tiếng Anh: 50.000 - 100.000 VNĐ/bản đầu tiên, thêm 20.000 VNĐ/bản tiếp theo.
Tại Vietinbank: 2.000 VNĐ/trang, tối thiểu 10.000 VNĐ/lần
Tại BIDV: 3.000 VNĐ/trang, tối thiểu 10.000 VNĐ
Tại Vietcombank, biểu phí được tính như sau:
(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)
2 điểm bất thường trong sao kê của Trấn Thành bị soi, người ngân hàng giải đáp cặn kẽ
Trong rất nhiều số tiền chuyển khoản vài trăm nghìn cho đến vài triệu được hiển thị trong sao kê của Trấn Thành, lọt đâu một khoản 200 đồng rất "trời ơi đất hỡi". Khoảng trắng trong cột "Số dư" cũng làm dân mạng thắc mắc.