Làm thế nào để “phượt” hết mình nhưng vẫn an toàn, lành lặn trở về nhà?

Nhiều bạn trẻ chọn cách đi “phượt” như một hình thức du lịch bụi, chi phí ít và có cơ hội trải nghiệm tối đa với văn hóa vùng miền. Nhưng cũng có những bạn trẻ chọn “phượt” như một cách chứng tỏ năng lực bản thân, khoác lên mình mác “thích mạo hiểm, ưa khám phá” khi chọn cho mình những cung đường thật khó, ăn mỳ tôm, ngủ lều, phóng xe máy với tốc độ cao mà chưa hề có nhiều kinh nghiệm đường trường cũng như “khảo sát” thông tin cung đường phượt. Vậy làm thế nào để “phượt” hết mình nhưng vẫn an toàn, lành lặn trở về nhà?

1. Xác định cung đường

{keywords}

Đừng ảo tưởng về câu nói các bạn trẻ vẫn hay đùa nhau trên mạng “Xách ba lô lên và đi”. Sự thực là khi bạn không thể xác định bạn sẽ đi đâu, làm gì, trong bao nhiêu ngày, lịch trình ra sao thì tốt nhất là nên cất ba lô và ở nhà. Bạn có thực sự đủ kinh nghiệm để đi những con đường không có trên bản đồ? Bạn có đủ khỏe để di chuyển liên tục trong ngày, thậm chí là cả đêm mới có thể tới đích? Bạn đi nhưng không biết rằng phải đi đường nào là ngắn nhất, thuận tiện nhất? Hãy suy nghĩ và tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến chặng đường phượt trước khi thực sự lên đường, đến những nơi bạn sẽ tới, những con đường bạn sẽ đi và những nguy hiểm bạn có thể sẽ gặp phải.

2. Chuẩn bị đồ đạc và kiểm tra phương tiện di chuyển

{keywords}

Sau khi xác định cung đường mình sẽ đi, việc sắp xếp đồ đạc còn lại vô cùng đơn giản. Những nguyên tắc cơ bản cho việc sắp xếp đồ đạc khi đi phượt : Nhỏ gọn, đa công dụng và chống nước. Hãy ưu tiên những trang phục tốn ít diện tích nhưng vẫn có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như áo len mỏng nhiều lớp, áo mưa bộ, áo nỉ… Đối với những thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh, hãy đảm bảo rằng chúng được bảo vệ chống nước đầy đủ bởi thời tiết nhiều khu vực sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền như sương, ẩm, mưa, tuyết… Đối với vật dụng thiết yếu như dao, kìm, mở nắp đồ hộp, đục... hãy lựa chọn những đồ dùng đa công dụng với kích thước nhỏ để có thể dễ dàng gập gọn và cất được trong ba lô.

{keywords} 

Hãy kiểm tra thật kỹ phương tiện di chuyển của mình trước chuyến đi: phanh, lốp, ắc quy,… Nếu bạn không thể tự kiểm tra, hãy mang tới hàng bảo dưỡng và nói với họ mục đích chuyến đi của bạn để có tư vấn phù hợp. Đặc biệt nếu bạn có ý định di chuyển trên những đoạn đường đèo hay đường có đất thì việc kiểm tra phanh và lốp xe cực kỳ quan trọng. Lốp quá mòn sẽ không thể di chuyển được trên đường đất, và nếu phanh không an toàn thì có thể phương tiện di chuyển sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng cho chính bạn.

3. Những lưu ý quan trọng trên đường đi

Nếu bạn đi theo nhóm đông người, hãy tuân thủ những chỉ dẫn của leader (người dẫn đường) trong nhóm. Tuyệt đối tránh đi tách đoàn.

{keywords} 

Hãy chắc chắn rằng bạn không di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm. Với đường đèo núi, tốc độ trung bình ở mức 35-40km, đối với đường bằng cao tốc, hãy giữ tốc độ trung bình ở khoảng 40-50km. Đây là tốc độ bạn có thể xử lý được tình huống dọc đường, vừa có thể tính toán gần như chính xác khoảng thời gian vượt qua quãng đường để tới chỗ nghỉ tiếp theo. Đừng nghĩ rằng bạn có thể di chuyển với tốc độ lớn hơn như 60-70km/h như một số diễn đàn có đề cập, đó là tốc độ không tưởng đối với người đi phượt bằng xe máy dù có đi theo đoàn hay độc hành.

{keywords} 

Tham khảo những bài học đơn giản về sơ cứu cũng là một gợi ý cho bạn trước chuyến đi. Bạn cần biết cầm máu bằng những vật dụng đơn giản phòng trường hợp bạn hoặc người bạn đồng hành của bạn bị thương. Cẩn thận hơn, hãy luôn mang theo một ít đồ dùng y tế như bông băng, thuốc cầm máu, thuốc giảm đau trong ba lô.

{keywords} 

Hạn chế đến mức tối đa việc di chuyển buổi tối. Hãy tìm chỗ nghỉ ngơi trước khi trời tối và bắt đầu chuyến đi vào buổi sáng ngày hôm sau với một cơ thể hoàn toàn tỉnh táo. Bên cạnh nguy cơ xảy ra tai nạn cao do trời tối rất khó nhận biết đường, bạn cũng khó có thể tìm được sự trợ giúp cần thiết khi đi phượt đêm, điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu bạn đi một mình hoặc đoàn của bạn có quá ít người có kinh nghiệm.

(Theo Sống mới)