XEM CLIP:

Chiều 12/7, công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản (Nano Bioreactor) đã tổ chức buổi thông tin kết quả sơ bộ quá trình làm sạch bằng công nghệ Nhật và đánh giá tác động của việc xả nước hồ Tây vào đoạn sông thử nghiệm.

Nước hồ Tây đổ vào, công nghệ Nhật sẽ không khách quan

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết trước khi thực hiện dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản, ngày 16/5, công ty thoát nước Hà Nội đã cho xả thử một đợt nước vào sông.

"Lúc đó nước xả vào mạnh, màu cũng đẹp như nước vừa xả 2 hôm trước, tôi cũng lo ngại nước xả vào sẽ đẩy hết nước bẩn đi thì chúng tôi không có gì để xử lý nhưng một vài ngày sau thì nước lại ô nhiễm như bình thường".

{keywords}
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE

Ngày 11/7, sau khi tiếp nhận ý kiến của chuyên gia Nhật, JVE đã có báo cáo gửi tới sở Xây dựng Hà Nội nêu rõ về mặt chủ trương đơn vị đồng ý với việc xả nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch, nhưng nếu việc xả nước kéo dài thì đơn vị sẽ có văn bản kiến nghị.

"Chúng tôi cần nước ô nhiễm của sông Tô Lịch, chứ không cần nước màu xanh của hồ Tây đổ vào. Vì công nghệ Nhật Bản chỉ xử lý sông Tô Lịch trong điều kiện bình thường, tức lúc sông đang ô nhiễm, công nghệ cần xử lý nước đen ô nhiễm thì mới khách quan", ông Tuấn cho biết.

Trong vài ngày tới, nếu nước vẫn chưa trở về tình trạng như ban đầu, JVE sẽ kiến nghị lên thành phố cho lùi ngày công bố kết quả thí điểm.

{keywords}
Nước hồ Tây đổ vào làm ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm công nghệ Nano Bioreactor

Tiến sĩ Takeba Akira, cố vấn tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản nhận định hiện sông Tô Lịch nhận nguồn nước chủ yếu từ nước mưa và nước thải, tốc độ dòng chảy thấp, 280 cống ngày đêm chảy vào nên không còn gọi là con sông nữa.

Nếu Hà Nội có ý định xả nước thường xuyên vào sông thì nên thực hiện sau khi sông Tô Lịch đã hết ô nhiễm, chất lượng nước được cả thiện, hết mùi, bùn đã phân hủy. Lúc đó nguồn nước cấp vào sẽ không phải là thau rửa, làm sạch con sông mà có ý nghĩa tạo dòng chảy, nâng mực nước lên thì mới đúng nghĩa hồi sinh dòng sông.

Chuyên gia Nhật Bản mong muốn nguồn nước hồ Tây vừa xả vào sẽ chảy càng nhanh càng tốt, các bọt khí nano được kích hoạt bởi công nghệ Nano Bioreactor sẽ chuyển xuống hạ lưu, thay vì công nghệ đang áp dụng trong một đoạn sông 50 mét thì công nghệ sẽ được mở rộng thêm ra.

{keywords}
Tiến sĩ Takeba Akira

Đặt khoảng 100 máy cho cả dòng sông Tô Lịch

Về kết quả sau 2 tháng thử nghiệm, JVE cho biết các chỉ số đo đạc được đều khả quan, đặc biệt là các tiêu chí về độ dày bùn, nồng độ oxy hòa tan.

"Chúng tôi mới có kết quả sơ bộ, nhưng theo các chỉ số đo đạc được, nồng độ Amoni (NH3), H2S đã giảm đáng kể. Độ dày bùn giảm nhiều nhất là 38cm. Nồng độ DO (oxy hòa tan) cũng được cải thiện đáng kể, đây là chỉ số giúp cho vi sinh vật có lợi sinh trưởng và phát triển", ông Tuấn thông tin.

Về kinh phí và số lượng máy phải đặt trên dòng sông nếu quá trình thí điểm thành công, ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin, con số vẫn đang được các chuyên gia tính toán.

Để tính được các con số về công suất, số lượng máy, phải dựa trên nhiều yếu tố, với khảo sát thực tế điểm nào nước xả thải vào nhiều, cống to thì sẽ đặt máy công suất lớn, khu vực cống nhỏ sẽ đặt máy công suất nhỏ. Khu vực thượng lưu sẽ đặt nhiều máy hơn hạ lưu.

Tính toán trên cả con sông Tô Lịch, với công suất xử lý 1,35 triệu m3 nước thải, chiều dài sông 14 km sẽ mất khoảng 100 máy với công suất các máy như thí điểm. Và các máy sẽ được đặt ngầm nên không ảnh hưởng đến cảnh quan.

Triệu khối nước cuồn cuộn đổ vào, sông Tô Lịch biến sắc

Triệu khối nước cuồn cuộn đổ vào, sông Tô Lịch biến sắc

Cả triệu m3 nước hồ Tây được xả vào sông Tô Lịch đã làm nước sông chuyển sang màu xanh, giảm bớt mùi hôi thối.

Thành Nam - Video: Đình Hiếu