10. Mỹ - 65.000 USD/người

{keywords}

Mỹ có GDP cao nhất thế giới vào khoảng 21,5 nghìn tỷ đô la, tuy nhiên quốc gia này phải chịu khoảng cách thu nhập nghiêm trọng. Ví dụ, ba người đàn ông ở Mỹ (Bill Gates, Jeff Bezos và Warren Buffett) sở hữu nhiều tài sản bằng 50% dân số dưới cùng của đất nước. Mỹ có dân số khoảng 328 triệu người, sự chênh lệch về khoảng cách giàu nghèo cũng là điều đáng quan tâm tại quốc gia này.

9. Thụy Sĩ - 68.780 USD/người

{keywords}

Thụy Sĩ có nền kinh tế chủ yếu dựa vào các dịch vụ hơn là xuất khẩu hàng hóa, trong đó có dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn có nhiều mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng như cà phê, đồng hồ, vàng và dược phẩm. Hay du lịch cũng là một ngành công nghiệp lớn. Thụy Sĩ cũng là nước có nền kinh tế tự do tiên tiến, cạnh tranh nhất trên thế giới và có tỷ lệ thất nghiệp thấp.

8. Kuwait - 69.260 USD/người

{keywords}

Kuwait dựa hoàn toàn vào xuất khẩu dầu mỏ, do đó được cho là nền kinh tế không có sự đa dạng. Xuất khẩu dầu mỏ chiếm gần 50% GDP của Kuwait. Các mặt hàng xuất khẩu khác ngoài dầu mỏ là xe cộ, máy móc và nhựa.

Hầu hết cư dân của đất nước sống ở thủ đô, thành phố Kuwait. Do là một quốc gia Trung Đông với thời tiết khắc nghiệt và khô cằn, dân số phụ thuộc vào việc nhập khẩu thực phẩm và nước. Không có thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cá nhân ở Kuwait.

7. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - 72.180 USD/người

{keywords}

Cũng giống như Kuwait, nền kinh tế của đất nước các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) dựa khá nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ.

UAE, bao gồm một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc, trong đó Abu Dhabi giữ danh hiệu nổi tiếng nhất và giàu có nhất trong số các tiểu vương quốc. Abu Dhabi nắm giữ phần lớn trữ lượng dầu mỏ của đất nước, trong khi tiểu vương quốc Dubai đóng vai trò là thủ đô tài chính và thương mại.

Nhờ có Dubai mà UAE có sự đa dạng về kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Từ những năm 90 của thế kỹ trước, du lịch đã là sức hút rất lớn của tiểu vương quốc này. Nhờ sự thúc đẩy của du lịch, chính phủ UAE đã đầu tư khá lớn vào cơ sở hạ tầng, chủ yếu cho nhà ở và giao thông.

6. Na Uy - 76.620 USD/người

{keywords}

Được liệt kê trong top 15 cho các quốc gia tốt nhất cho doanh nghiệp của Forbes, Na Uy là nền kinh tế quy mô nhỏ. Đáng ngạc nhiên, Na Uy lại là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc. Tài nguyên chính của Na Uy là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Đất nước này có tỷ lệ thất nghiệp thấp và thường xuyên được liệt kê là một trong những nơi tốt nhất để sinh sống.

5. Ireland - 81.690 USD/người

 {keywords}

Ireland chính thức trở thành quốc gia độc lập vào năm 1937, là một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía Tây của Vương quốc Anh và trở thành thành viên của EU từ năm 1973. Các ngành kinh tế lớn của Ireland bao gồm nông nghiệp, đánh cá và du lịch.

4. Brunei - 86.480USD/người

 {keywords}

Brunei nằm ở Đông Nam Á, giành được độc lập năm 1084 từ Vương quốc Anh. Quốc gia này giờ đây là ứng cử viên hàng đầu về GDP bình quân đầu người, với dân số 439.336 người.

3. Singapore - 102.030 USD/người

 {keywords}

Singapore là một hòn đảo nằm ngoài mũi phía Nam của bán đảo Malay. Toàn bộ diện tích của quốc đảo này là một thành phố hiện đại. Singapore tuyên bố độc lập năm 1965. Dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu, Singapore nổi tiếng với sự chuyển đổi nhanh chóng từ một nước đang phát triển sang một quốc gia phát triển.

Nền kinh tế Singapore rất thành công, được coi là một trong những thị trường cởi mở nhất và ít tham nhũng nhất. Các lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm công nghệ sinh học, dầu mỏ và ngân hàng.

2. Luxembourg - 112.620 USD/người

 {keywords}

Giành được độc lập năm 1815 từ Pháp, Luxembourg là quốc gia nhỏ thứ 7 ở châu Âu và là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới.

Nền kinh tế Luxembourg chủ yếu phụ thuộc vào ngành ngân hàng. Sau một số tranh cãi về luật bảo mật ngân hàng năm 2009, Luxembourg đã điều chỉnh luật pháp về thuế. Các ngành công nghiệp quan trọng khác bao gồm thép, hóa chất và cao su.

1. Qatar - 133.250 USD/người

 {keywords}

Qatar là một quốc gia nhỏ trên bán đảo Ả Rập. Quốc gia giàu nhất thế giới này cũng nhờ vào xuất khẩu dầu thô như các nước Trung Đông khác.

Để hạn chế sự phụ thuộc của quốc gia vào dầu mỏ, chính phủ Qatar phát triển thị trường khí đốt tự nhiên. Qatar cũng đặt mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế bên ngoài nhiên liệu hóa thạch bằng mở rộng sản xuất, máy móc và nông nghiệp.

Hà Linh