{keywords}
(Nguồn hình: Freepik)

Đó là một người bạn

Bạn đã từng ăn uống, đi chơi với người này và chia sẻ nhiều điều khác nữa về các mối quan hệ lẫn chuyện gia đình. Hoặc đôi bên từng có thời gian bàn tán, phàn nàn với nhau về sếp trong giờ giải lao tại công ty cũ. Và bây giờ, người đó là nhà tuyển dụng, sẽ ghi chú các chi tiết trong hồ sơ xin việc rồi hỏi rằng “đâu là điểm yếu nhất của bạn”… Tình huống này có vẻ khá ngớ ngẩn, bởi không cần hỏi, đối phương cũng đã biết về bạn rồi.

Cố né tránh sự thực hiển nhiên chỉ khiến tình hình càng kém thoải mái hơn cho cả hai. Đây cũng không phải lúc nên ôn lại những buổi tiệc “vui tới bến”, chuyện buồn hay nỗi khó chịu về người bạn chung nào đấy trên Facebook. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể đưa cuộc trò chuyện về lại đúng lộ trình mỗi khi nó có vẻ chệch hướng. Càng làm được tốt điều đó, bạn càng có nhiều khả năng xoay chuyển các vấn đề chuyên môn.  

{keywords}

(Nguồn hình: Freepik) 

Nếu bạn thấy lo lắng, căng thẳng vì phải đối diện với một người biết rõ mình, hãy nhớ rằng, dù chuyện gì đã xảy ra giữa hai người thì đây vẫn là một buổi phỏng vấn. Đối phương sẽ hiểu rằng bạn đang nghiêm túc thực hiện tất cả những điều cần thiết trong quy trình phỏng vấn, và có lẽ họ sẽ vui hơn khi nhìn thấy một khía cạnh mới về sự chuyên nghiệp khi bạn làm việc.

Nếu đó là sếp cũ

Tình huống này có vẻ ổn hơn, bởi người này hiểu biết về bạn ít nhiều trên phương diện công việc, và họ quyết định gọi bạn đến phỏng vấn. Dù rằng tín hiệu khá tốt, nhưng cũng cần lưu ý là nó có thể gây ra trở ngại vì chính lý do tương tự: sếp cũ của bạn biết chính xác “làm việc với bạn” sẽ như thế nào. Do đó, nếu hai người đã có một khoảng thời gian dài không gặp, thì bạn cần chứng minh là bản thân đã tiến bộ bao nhiêu kể từ lần cuối đôi bên còn làm việc với nhau.

Nếu bạn được đề nghị kể về lý lịch, hãy tránh nói dông dài về những giai đoạn mà bạn và sếp cũ đã làm với nhau. Trí nhớ của sếp cũ hẳn là sẽ đủ tốt để không quên những chuyện đã xảy ra, và tốt nhất là không lãng phí thời gian trong trường hợp này.

Thay vào đó, hãy tập trung vào những thông tin họ chưa biết. Sau khi không gặp nhau, bạn đã học thêm kỹ năng nào, đó có phải là những kỹ năng chuyên môn nâng cao hay là những kỹ năng mềm mà 77% nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên không; hoặc đạt được thành tựu mới gì trong công việc gần đây.

Đừng dành quá nhiều thời gian để hồi tưởng lại các bản kế hoạch hay chiến dịch lúc xưa từng làm cùng nhau, nên tận dụng triệt để thời gian phỏng vấn để sếp cũ biết bạn đã phát triển thêm thế nào. Và nếu bạn nhận thức được một điểm yếu của bản thân luôn khiến người ấy rất lo lắng, hãy nêu nó ra và thảo luận về cách bạn đã khắc phục.

Đó là người trong mạng lưới quan hệ của bạn

Nếu đây là trường hợp của bạn, xin chúc mừng vì bạn là người biết cách xây dựng và mở rộng quan hệ. Nhưng cần nhớ, cuộc gặp gỡ sắp tới của bạn không phải là lúc để giao lưu.

{keywords}

(Nguồn hình: Freepik) 

Có hai điều bạn nên nhớ trong trường hợp này: Một là bạn luôn giữ sự chuyên nghiệp. Hai là nếu như đôi bên gặp nhau trong buổi phỏng vấn, người này là nhà tuyển dụng, chứ không phải người bạn mới sẻ chia tâm sự với bạn qua những ly cocktail vui vẻ.

Không có gì sai khi chúng ta bắt đầu buổi gặp mặt theo kiểu “đuổi bắt”. Tức là nhắc lại lần cuối cùng bạn gặp đối phương, cảm ơn về những chia sẻ, hướng dẫn cũng như lời khuyên họ đã dành cho bạn. Dùng giọng điệu thân thiện để bày tỏ rằng mình rất vui khi gặp lại, tuy nhiên cần đủ tinh tế để giữ tác phong giao tiếp chuyên nghiệp và tập trung vào nội dung buổi phỏng vấn trước mắt. Sau này, khi nào đã nhận được công việc, bạn có thể cân nhắc hẹn nhau để có những buổi cà phê thoải mái hơn.

Khi đề cập đến tình huống dự phỏng vấn với một người quen, điều quan trọng nhất là tìm kiếm sự cân bằng khi hai bên đã biết đến nhau và mối tương tác chuyên nghiệp cần phải giữ từ cả phía, ứng viên và nhà tuyển dụng.

Sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải chính là quá chủ quan và tự tin rằng mình không cần chứng minh thêm điều gì. Dù phỏng vấn với người quen, hãy cứ chuẩn bị đầy đủ mọi thông tin cần thiết như trong những cuộc phỏng vấn khác mà không nên nghĩ sẽ có bất kỳ ngoại lệ nào.

(Nguồn: CareerBuilder)