Nhầm chân phanh và chân ga là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông đối với người lái xe ôtô. Dù là người lái xe lâu năm hay mới tập lái xe cũng có thể mắc lỗi này khi lơ đãng trong lúc điều khiển xe ôtô sử dụng hộp số tự động. 

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tài xế cần tìm hiểu và nắm vững những bí quyết sau.

1. Nguyên nhân đạp nhầm chân ga

- Tâm lý thiếu vững vàng: Lỗi này thường gặp ở những người mới bắt đầu học lái ô tô hoặc lái chưa thạo dẫn đến chưa làm quen được với việc nhấn đúng phần phanh hay chân ga; đặc biệt là khi gặp tình huống cần phanh khẩn cấp, do chưa quen dễ rơi vào tình trạng hoảng hốt nên việc nhấn nhầm chân rất dễ xảy ra.

Có khi đã phát hiện là nhấn nhầm chân ga nhưng  theo quán tính lại nhấn mạnh thêm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Có thể nói tâm lý không vững vàng, lơ đãng khi xảy ra tình huống bất ngờ là nguyên nhân chính dẫn tới nhầm lẫn tai hại trên.

{keywords}
 

- Tư thế ngồi khi lái xe chưa đúng: Một nguyên nhân khác có thể kể đến là người điều khiển có tư thế ngồi sai, lấy chân phải giữ ga, chân trái đạp phanh. Tư thế này không chỉ khiến cơ thể bị mệt mỏi, không thoải mái mà lâu dài sẽ dẫn đến những biến chứng về cơ, xương.

Hơn nữa, trong tư thế này tài xế sẽ không đủ lực phanh cần thiết, thậm chí dễ bị nhầm lẫn trong những tình huống bất ngờ.

- Thói quen dùng hai chân khi điền khiển xe: Đối với xe số tự động, chân ga và phanh được bố trí thẳng hướng chân phải đưa ra, đúng tư thế ngồi chắc chắn nhất. Trường hợp lái xe cố tình đưa chân trái sang bàn đạp phanh sẽ khiến chân này luôn đặt ở tư thế tréo ngoe, khiến tư thế ngồi không thoải mái. Khi gặp các tình huống cần phanh gấp thì lực phanh sẽ không đủ.
Trong khi chân phải chỉ ở vị trí chân ga trong thời gian dài, khi gặp tình huống bất ngờ cần phanh thì chân ga không kịp nhả, làm giảm nhiều tác dụng của phanh. Hậu quả là chiếc xe bị mất kiểm soát.

- Để chân chờ ở ngay bàn đạp ga:Thông thường các sự cố khi đạp nhầm chân ga, các lái xe lười hoặc quên chuyển chân sang bên phanh khi không sử dụng đến bàn đạp ga nên xe khi gặp sự cố bất ngờ thì theo thói quen sẽ dậm phanh nhưng lúc này chân chưa chuyên đi và đạp nhầm chân ga gây ra những tai nạn nghiêm trọng.

{keywords}
 

- Quên chưa gạt cần số, vẫn ở chế độ D: Đây chính là nguyên nhân phổ biến thứ 3 xuất phát từ thói quen vẫn ở để ở chế độ cài số D và giữ chân phanh khi dừng ô tô tạm thời. Trong lúc dừng, nếu người điều khiển ô tô xê dịch vị trí ngồi hoặc rời chân phanh sẽ là rất nguy hiểm nhất là khi có tình huống bất ngờ cần xử lý thì tài xế sẽ dễ bị động và nhầm lẫn.

2. Nguyên tắc khắc phục để không đạp nhầm chân ga khi phanh

- Chân không rời sàn: Để không xảy ra tình trạng đạp nhầm chân ga thì tư thế ngồi lái cần chuẩn. Ngay khi vào xe, tài xế cần cân chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, dễ dàng điều khiển chân phanh, ga, phanh tay, cần số. Một tư thế ngồi thoải mái sẽ giúp đôi chân linh hoạt, không bị “cứng” khi xử lý các tình huống.

Tài xế cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần ức bàn chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.

{keywords}
 

- Rời chân ga - rà chân phanh: Các lái xe nên giữ thói quen "rời chân ga - rà chân phanh" - có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.

Nhớ kỹ: Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe.

- Dừng, đỗ đúng cách: Đối với tình huống dừng, đỗ xe thì thao tác tay lại quan trọng không kém với thao tác chân trong việc hạn chế lỗi đạp nhầm chân ga. Trong trường hợp chỉ tạm dừng xe (chờ đèn đỏ, hỏi đường) thì chuyển về N và kéo phanh tay. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa vì nó giúp chân bạn thư giãn, chỉ cần đặt hờ lên phanh trong thời gian ngắn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ.

Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên cài số P và kéo phanh tay. Ngoài ra, giữ thói quen vần vô lăng đánh lái vào lề đường khi đỗ xe trên những địa hình dốc cũng rất quan trọng để tránh việc xe lao ra đường hoặc trôi quá xa trong trường hợp bị tuột dốc.

{keywords}
 

- Tạo thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ: Thói quen kéo phanh tay cũng rất cần thiết để hạn chế những vụ tai nạn do "nhầm chân phanh và chân ga". Trong một số trường hợp thực tế được ghi nhận, nhiều lái xe khi dừng đỗ bất ngờ gặp "ảo giác" là xe mình đang bị trôi về phía sau do thấy xe 2 bên đang tiến về phía trước nên vội vàng đạp ga. Nhưng thực tế lại do "tính tương đối" khi bạn đứng im và các xe khác di chuyển sẽ dễ sinh ra nhầm lẫn rằng xe mình đang bị trôi.

Chính vì thế, việc kéo phanh tay cũng sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi biết chắc chắn rằng không phải xe bị trôi, từ đó bình tĩnh hơn trong việc xử lý giữa chân phanh và chân ga.

- Tập trung và bình tĩnh: Quan trọng nhất người lái xe ôtô chính là cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe. Sự tập trung sẽ giúp người lái xe luôn kiểm soát được bản thân cùng chân ga và chân phanh, giúp cho việc điều khiển chiếc xe nhuần nhuyễn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, sự bình tĩnh sẽ giúp các lái xe không bị "cà cuống" rồi nhầm lẫn phanh và ga khi gặp tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.

Nhớ kỹ: Trạng thái tinh thần tập trung và bình tĩnh khi lái xe là yếu tố quan trọng nhất đẩm bảo an toàn cho bạn khi tham gia giao thông.

(Theo Báo Nghệ An)