-Sau nhiều năm nỗ lực kêu oan và đòi bồi thường, phụ tàu trong vụ tai nạn cầu Ghềnh khiến 24 người thương vong được bồi thường thêm hơn 154 triệu đồng, nâng tổng số tiền được bồi thường lên gần 503 triệu đồng.
Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều ngày 29/8, TAND TP.HCM đã chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Xuân Phú (lái phụ tàu SE2), buộc VKSND TP. Biên Hòa phải bồi thường thêm cho ông Phú gần 154 triệu đồng, nâng tổng số tiền mà VKSND TP. Biên Hòa phải bồi thường cho ông này lên gần 503 triệu đồng.
Trước đó, ngày 31/5, TAND quận 9 đã tuyên buộc VKSND TP. Biên Hòa phải bồi thường cho ông Phú 349 triệu đồng. Không đồng ý với bản án, ông Phú kháng cáo yêu cầu bồi thường 1,78 tỷ đồng.
Toàn cảnh phiên tòa |
Theo nội dung vụ kiện, ngày 6/2/2011, ông Phú được phân công làm phụ lái, ông Nguyễn Văn Túy (SN 1967) là lái chính tàu SE2 từ ga Sài Gòn đến ga Mương Mán (Bình Thuận).
Khi cách cầu Ghềnh (TP Biên Hòa) 1 km, ông Túy thấy tín hiệu đèn xanh nên cho tàu chạy như thường. Gần đến cầu Ghềnh, ông Túy thấy có nhiều xe ô tô trên cầu nên đã thắng gấp nhưng tai nạn vẫn xảy ra khiến 2 người chết và 22 người bị thương.
Sau vụ tai nạn, tháng 9/2012, Viện KSND TP. Biên Hòa truy tố 8 bị can liên quan, trong đó có ông Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Văn Túy về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt”. Ông Phú bị Viện KSND TP.Biên Hoà phê chuẩn lệnh tạm giam từ ngày 6/2/2011 – 11/11/2011 (278 ngày).
Sau nhiều năm nỗ lực kêu oan, tháng 4/2016, Viện KSND TP.Biên Hòa có quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Phú và ông Túy vì lý do 2 ông này không có hành vi phạm tội.
Sau khi vụ án được đình chỉ, ông Phú và ông Túy đã khởi kiện yêu cầu Viện KSND TP.Biên Hoà phải xin lỗi, bồi thường do truy tố sai.
Tháng 2/2017, TAND tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Tuý (lái chính tàu SE2), buộc Viện KSND TP.Biên Hoà bồi thường cho ông Tuý 322 triệu đồng. Theo đơn khởi kiện, ông Tuý yêu cầu được bồi thường 2,4 tỉ đồng. Hiện ông Tuý đã nộp đơn khiếu nại giám đốc thẩm gửi Viện KSND cấp cao và TAND cấp cao tại TP.HCM để xem xét lại toàn bộ bản án.
Riêng ông Phú đã kiện VKSND TP Biên Hòa ra TAND quận 9, TP.HCM để yêu cầu cơ quan này xin lỗi, bồi thường cho hơn 9 tháng bị giam oan và hơn 5 năm bị khởi tố oan. Tổng số yêu cầu bồi thường là hơn 1,7 tỉ đồng.
Tại phiên phúc thẩm, HĐXX căn cứ vào tài liệu của vụ án và các quy định của luật bồi thường nhà nước, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông Phú bao gồm chi phí đi lại khiếu nại trong quá trình điều tra, truy tố, chi phí gia đình thăm nuôi quá trình ông Phú bị tạm giam. Cụ thể, gia đình đã đi thăm nuôi 16 lần khoảng 167 triệu đồng, thiệt hại tổn thất tinh thần 149 triệu đồng, thiệt hại thu nhập gần 187 triệu đồng.
Vì vậy, cấp phúc thẩm tuyên buộc VKSND TP. Biên Hòa phải bồi thường thêm cho ông Phú là gần 154 triệu đồng, tổng số tiền bồi thường là gần 503 triệu đồng.
Tòa án tuyên VKS bồi thường 349 triệu cho phụ tàu bị truy tố oan
Sau khi nghị án kéo dài 5 ngày, TAND Q.9 (TP.HCM) buộc VKSND TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phải xin lỗi và bồi thường 349 triệu đồng cho phụ lái tàu, liên quan đến vụ tai nạn tại cầu Ghềnh.
Hình ảnh cầu Ghềnh gãy làm đôi
Lực lượng người nhái chuyên nghiệp lặn xuống sông tìm kiếm người mất tích.
Sập cầu Ghềnh, người dân rơi xuống sông
Cầu Ghềnh sập lúc 11h45 trưa nay, đoạn thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Lực lượng công an, quân đội lập tức có mặt tại hiện trường.
Khởi tố vụ án sà lan đâm sập cầu Ghềnh
Chiều tối nay, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án sà lan đâm sập cầu Ghềnh xảy ra trưa cùng ngày.
Sập cầu Ghềnh: Bộ GTVT mời chuyên gia khảo sát
17h15, đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã có mặt tại hiện trường vụ sập cầu Ghềnh (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Đoàn Nga