Theo thống kê trong tháng 6, ngoại trừ việc 100% các ngân hàng thương mại thực hiện giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, hơn 20 ngân hàng thương mại thực hiện giảm lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Các ngân hàng giảm lãi suất huy động (kỳ hạn 6 tháng trở lên) trong tháng 6 gồm: Agribank, Vietcombank, BacA Bank, NamA Bank, PVCombank, TPBank, BaoViet Bank, GPBank, BIDV, Sacombank, VIB, HDBank, NCB, OCB, BVBank, VPBank, SCB, VietA Bank, TPBank, SHB, HDBank, KienLongBank, MB, ABBank, LPBank, OceanBank, VietBank, và Saigonbank.
Trong đó, BIDV, VietinBank, VPBank, BaoViet Bank, Saigonbank, VietA Bank, OCB, là những ngân hàng đã giảm lãi suất 2 lần.
TPBank, GPBank, SCB có tới 3 lần giảm lãi suất trong tháng 6. VIB và HDBank điều chỉnh tới 4 lần, trong khi NCB là 5 lần.
Nếu như đầu tháng 6, thị trường ghi nhận một loạt ngân hàng duy trì lãi suất huy động trên 8%, đến thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất CBBank duy trì mức lãi suất này.
Xét ở kỳ hạn 6 tháng, các ngân hàng như KienLongBank và VietinBank giảm mạnh nhất với mức giảm 1%. Tiếp đến là SCB (0,95 điểm phần trăm); VIB và Agribank (0,9 điểm phần trăm); NCB, HDBank, LPBank, Vietcombank (0,8 điểm phần trăm).
Đối với kỳ hạn 9 tháng, VietinBank và KienLongBank cùng VIB cũng là những ngân hàng giảm mạnh nhất, mức giảm là 1%/năm. Tiếp đến là SCB (0,95 điểm phần trăm), Agribank (0,9 điểm phần trăm), LPBank và Vietcombank (0,8 điểm phần trăm).
Với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, SCB là ngân hàng giảm lãi suất mạnh nhất, mức giảm là 0,9 điểm phần trăm. Tiếp theo là HDBank, GPBank, KienLongBank, LPBank, TPBank, và VPBank,...
Một số ngân hàng giữ nguyên lãi suất như Eximbank, PGBank, MSB, Techcombank. Tuy nhiên lãi suất huy động của nhóm ngân hàng này vốn đã ở mức thấp so với mặt bằng chung từ trước đó.
Một số ngân hàng lãi suất chênh lệch rõ rệt sau nhiều lần điều chỉnh giảm. Ngân hàng NCB với mức chênh lệch gần 1%. HDBank dù điều chỉnh giảm tới 4 lần trong tháng nhưng mức giảm chỉ diễn ra ở một vài kỳ hạn, trong khi lãi suất kỳ hạn 9-11 tháng và 18-36 tháng không thay đổi.
LPBank dù chỉ giảm lãi suất duy nhất một lần trong tháng qua nhưng lại thuộc nhóm dẫn đầu về biên độ giảm. Thậm chí, biên độ giảm còn lớn hơn một số ngân hàng đã giảm lãi suất tới 4-5 lần trong tháng qua.
Đáng chú ý, CBBank là ngân hàng duy nhất công bố giảm lãi suất vài ngày rồi tăng lại trong tháng qua.
BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TRONG THÁNG 6 (%/năm) | ||||||
NGÂN HÀNG | 6 THÁNG | 9 THÁNG | 12 THÁNG | |||
31/5 | 30/6 | 31/5 | 30/6 | 31/5 | 30/6 | |
CBBANK | 7,2 | 7,85 | 7,3 | 7,95 | 7,5 | 8,15 |
ABBANK | 8,2 | 7,7 | 8,2 | 7,75 | 8,3 | 7,8 |
VIETBANK | 8 | 7,6 | 8 | 7,7 | 8,2 | 7,7 |
NAMA BANK | 8 | 7,6 | 8,1 | 7,7 | 8 | 7,7 |
BACA BANK | 7,7 | 7,6 | 7,8 | 7,7 | 7,9 | 7,8 |
GPBANK | 8,3 | 7,55 | 8,4 | 7,65 | 8,5 | 7,75 |
EXIMBANK | 7,5 | 7,5 | 7,5 | 7,5 | 7,6 | 7,6 |
VIETA BANK | 8 | 7,4 | 8 | 7,4 | 8,2 | 7,6 |
OCEANBANK | 7,6 | 7,3 | 7,7 | 7,4 | 7,8 | 7,5 |
NCB | 8,1 | 7,3 | 8,1 | 7,4 | 8,15 | 7,6 |
HDBANK | 8,1 | 7,3 | 6,9 | 6,9 | 8,1 | 7,3 |
PGBANK | 7,3 | 7,3 | 7,3 | 7,3 | 7,5 | 7,5 |
OCB | 8 | 7,3 | 8,1 | 7,4 | 8,1 | 7,6 |
MSB | 7,3 | 7,3 | 7,3 | 7,3 | 7,4 | 7,4 |
SHB | 7,5 | 7,2 | 7,5 | 7,2 | 7,9 | 7,7 |
VPBANK | 7,7 | 7,1 | 7,9 | 7,2 | 7,7 | 7,1 |
BVBANK | 7,4 | 7,1 | 7,7 | 7,4 | 8 | 7,7 |
TPBANK | 7,6 | 7 | 7,7 | 7 | ||
SAIGONBANK | 7,4 | 7 | 7,5 | 7,1 | 7,8 | 7,4 |
PVCOMBANK | 7,5 | 7 | 7,9 | 7,4 | 8,2 | 7,7 |
BAOVIETBANK | 7,7 | 7 | 7,8 | 7,1 | 8,1 | 7,7 |
TECHCOMBANK | 6,9 | 6,9 | 6,9 | 6,9 | 6,9 | 6,9 |
SCB | 7,8 | 6,85 | 7,8 | 6,85 | 7,85 | 6,95 |
VIB | 7,7 | 6,8 | 7,8 | 6,8 | 7,9 | 7 |
SEABANK | 7,1 | 6,8 | 7,19 | 6,95 | 7,4 | 7,1 |
KIENLONGBANK | 7,7 | 6,7 | 7,9 | 6,9 | 7,8 | 7,1 |
SACOMBANK | 6,8 | 6,6 | 7,1 | 6,9 | 7,4 | 7,2 |
MB | 6,5 | 6,4 | 6,6 | 6,5 | 7,2 | 7 |
LPBANK | 7,2 | 6,4 | 7,2 | 6,4 | 7,3 | 6,6 |
AGRIBANK | 6,6 | 5,7 | 6,6 | 5,7 | 6,8 | 6,3 |
BIDV | 6,2 | 5,6 | 6,2 | 5,6 | 6,9 | 6,3 |
VIETCOMBANK | 6 | 5,2 | 6 | 5,2 | 6,8 | 6,3 |
VIETINBANK | 6 | 5 | 6 | 5 | 6,8 | 6,3 |
.