Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 9.068,78 km², diện tích đất nông nghiệp 640.572,19 ha, chiếm 70,64% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất đưa vào canh tác nông nghiệp toàn tỉnh đến nay đạt 105.803,49 ha. Dân số đến năm 2022 là 484.146 người gồm 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, đặc biệt là dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn với 398.498 người chiếm 82,31% dân số của tỉnh. 

Các Tiêu chí về cơ sở hạ tầng đều gần như ở mức “trắng” hoàn toàn. Đường điện 35 kV trước đây phục vụ cho một huyện nhỏ Tam Đường, giờ trở nên quá tải với bộ máy tỉnh lỵ dồn về. Hơn 1.300 phòng học trong Tỉnh là tranh tre tạm bợ, 50 xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo, các xã vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên đứng lớp, đặc biệt là giáo viên người dân tộc và thạo tiếng dân tộc. Trên địa bàn, chưa có cơ sở đào tạo, dạy nghề. Về giao thông, 10 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm, bốn tuyến quốc lộ 12, 4D, 32 và 279 và các tuyến tỉnh lộ trải nhựa chưa đầy 20%, vào mùa mưa hầu hết các xã bị cô lập. Toàn Tỉnh mới có 05 bệnh viện đa khoa tuyến huyện (chưa có bệnh viện cấp tỉnh), 09 phòng khám khu vực và 86 trạm y tế cơ sở với hơn 600 giường bệnh; có 800 cán bộ y tế, nhưng số bác sĩ chưa đầy 10%. Tính bình quân chung, 10 nghìn người chỉ có 20 giường bệnh và 2,1 bác sĩ, do đó việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới được tỉnh Lai Châu bắt đầu triển khai từ năm 2011, với bình quân tiêu chí NTM toàn Tỉnh chỉ đạt 2,88 Tiêu chí/xã và chưa có xã đạt 19 Tiêu chí; số xã đạt từ 10-14 Tiêu chí là 01 xã, số xã đạt từ 5-9 Tiêu chí là 17 xã, số xã đạt dưới 5 Tiêu chí là 75 xã.

Những kết quả nổi bật

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình, tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả nổi bật, đáng ghi nhận. Cụ thể, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống đường trục bản, ngõ bản và đường sản xuất; bộ mặt vùng nông thôn đã có nhiều đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân GRDP đầu người đạt 47,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23,88% (theo chuẩn nghèo đa chiều); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,3%..., bản sắc văn hoá dân tộc được bảo tồn và phát huy; hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng ở khu vực nông thôn được tăng cường.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 9 năm 2024 toàn tỉnh có thêm 01 xã đạt 19 tiêu chí (xã Pha Mu, huyện Than Uyên) đang hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định công nhận đạt chuẩn, 05 xã đạt 15- 18 tiêu chí, 36 xã đạt 10-14 tiêu chí; hiện nay vẫn còn 13 xã đạt dưới 10 tiêu chí, bình quân toàn tỉnh đạt 14,44 tiêu chí/xã, chưa có thôn bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Để tiếp tục thúc đẩy phong trào, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, hôm 22/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 1487/QĐ-UBND ban hành Quyết định Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025. 

Bộ tiêu chí Nông thôn mới của tỉnh được cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn địa phương và đảm bảo đúng theo quy định của Trung ương gồm 19 tiêu chí, 57 tiêu chí thành phần, nhiều hơn 8 tiêu chí thành phần so với giai đoạn 2016 - 2020. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh  Lai Châu yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, căn cứ Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh (theo Quyết định 1487/QĐUBND ngày 22/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh) và các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2024, tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, thôn, bản nông thôn mới. Chủ động đề xuất, xây dựng các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể đối 2 với từng chỉ tiêu chưa đạt để quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Báo cáo kết quả thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (đánh giá cụ thể theo tiêu chí huyện xã, thôn bản nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao), gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh phụ trách các tiêu chí trước ngày 30/10/2024. 

Rà soát lại quy hoạch các xã nông thôn mới để cập nhật phù hợp với các nội dung trong quy hoạch huyện, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh có liên quan, trong đó cần xác định rõ định hướng về tổ chức sản xuất, quy hoạch phát triển dân cư, hệ thống hạ tầng, phân bổ đất đai,... 

Tập trung tuyên truyền, vận động tạo phong trào thi đua sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng kế hoạch, nội dung, tiến độ chi tiết và phân công cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện, yêu cầu mỗi cấp: huyện, xã, bản phải lựa chọn và có ít nhất một điển hình hoặc một kết quả đột phá tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới, xác định đó là nền tảng, là động lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nông thôn như: chuyển đổi nhận thức, nâng cao vai trò chủ thể của người dân, nếp sống văn hóa, dân chủ cơ sở, tổ chức sản xuất, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi,... tạo môi trường nông thôn xanh, sạch, gọn, tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Cân đối, ưu tiên nguồn lực, quyết liệt chỉ đạo thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí đối với 15 xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới trong kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 và 04 xã nông thôn mới nâng cao. - Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 theo kế hoạch.

Tiếp tục rà soát đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn trước để có giải pháp duy trì các tiêu chí đã đạt, trường hợp không đủ điều kiện duy trì tiêu chí cần nghiên cứu, xem xét phương án đề xuất thu hồi quyết định công nhận theo quy định; báo cáo kết quả rà soát gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/11/2024 để tổng hợp).

Các huyện Mường Tè, Than Uyên, Tam Đường khẩn trương rà soát, đánh giá, xét công nhận thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 theo kế hoạch giao.

Căn cứ Kế hoạch số 2496/KH-UBND ngày 15/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh và nguồn lực dự kiến giao năm 2025, các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2025 của địa phương, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 3 15/11/2024 để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2025 của tỉnh.

Các sở, ban, ngành tỉnh được giao phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới được phân công tại Kế hoạch số 2496/KH-UBND ngày 15/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do cơ quan mình phụ trách (đánh giá cụ thể theo tiêu chí huyện, xã, thôn bản nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao), hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đối với những nội dung vượt thẩm quyền; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về kết quả kiểm tra trước ngày 12/11/2024.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát huy vai trò là cơ quan chủ quản Chương trình, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện tại các huyện, thành phố và các xã; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

Tổng hợp kết quả kiểm tra chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới từ các sở, ban, ngành tỉnh; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/11/2024.

Với bộ tiêu chí mới, Lai Châu phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2024 và phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 54/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03 huyện: Tam Đường, Tân Uyên và Than Uyên đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân toàn tỉnh đạt 17,3 tiêu chí/xã và không còn xã dưới 15 tiêu chí, 25% số bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí của tỉnh.