Theo chỉ số giá sinh hoạt của Tổng cục Thống kê, Lai Châu là tỉnh có mức giá cao nhất cả nước năm 2015, hơn cả Hà Nội và TP.HCM.

Năm 2015, Lai Châu là tỉnh có giá đắt đỏ nhất cả nước bằng 1000,3% so với Hà Nội. Trong đó, 4 nhóm hàng có mức giá cao hơn nhưng không đáng kể từ 1% đến 4%, có 7 nhóm có mức giá gần bằng 95% đến 99,7%. 

Theo Tổng cục Thống kê, Lai Châu là tỉnh miền núi đi lại khó khăn, sản xuất tại chỗ không nhiều. Hàng hoá đều vận chuyển từ các tỉnh, chi phí vận tải quá cao, chi phí dự trữ hàng hoá kho bãi cũng tăng kéo theo giá thành tăng cao so.

{keywords}
Giao thông khó khăn khiến giá cả ở Lai Châu cao nhất cả nước

Hà Nội đứng thứ hai về giá cả đắt đỏ. Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lào Cai và TP.HCM cũng là những địa phương có mức giá chung khá cao. 

Năm 2015, có sự thay đổi vị trí đắt đỏ nhất, vùng Trung du và miền núi phía Bắc từ vị trí thứ hai đã chuyển lên vị tri cao nhất nước. 

Trà Vinh là tỉnh có mức giá rẻ nhất nước. Mức giá bình quân của Trà Vinh khá thấp, chỉ từ 73,77% đến 89% so với mức giá chung của Hà Nội, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế thấp nhất bằng 73,77% so với mức bình quân của Hà Nội và thấp nhất cả nước. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng chỉ bằng 81,39% so với Hà Nội.

Thái Bình có mức giá thấp thứ hai sau Trà Vinh. Giá gạo bình quân của Thái Bình bằng 80% giá gạo Hà Nội. Giá các mặt hàng trong nhóm thực phẩm ở Thái Bình bằng 60% đến 90% so với giá bình quân chung cả nước, các mặt hàng rẻ hơn Hà Nội như thịt vịt, thị gia cầm. Lương thực, thực phẩm rẻ nên nhóm ăn uống của Thái Bình chỉ bằng 80% so với giá của Hà Nội.

Trong khi đó, Gia Lai là tỉnh có giá biến động nhiều nhất. Mức giá chung của Gia Lai đứng thứ 23 năm 2014 nhưng đến năm 2015, Gia Lai đứng 36 trong cả nước. Bình Dương có sự biến động tăng 13 bậc so với 2014. Tây Ninh cũng có sự thay đổi mạnh từ 51 lên vị trí 40. 

Ngoài những tỉnh có vị trí thay đổi tăng bậc trở lên đắt đỏ hơn thì giá một số tỉnh có thay đổi rẻ hơn như Phú Yên, Đồng Tháp.

D.Anh