- Cách Hà Nội hơn 20 km, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là phiên chợ quê cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Phiên cuối của năm là lúc đàn ông, trẻ nhỏ đi chợ đông nhất.

Người dân xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) ngày nay ai cũng biết câu: "Gái 22, trai 27" được lưu truyền từ xa xưa về phiên chợ Nủa. Theo đó, chợ họp vào ngày 22 dành cho phụ nữ, phiên ngày 27 (âm lịch hàng tháng) dành cho đàn ông.

Hôm 27 tháng chạp, chợ Nủa họp phiên cuối cùng của năm và cũng là phiên chợ đông nhất cả năm. 

Đặc biệt phiên cuối cùng của năm không chỉ đa phần "quý ông" đi chợ mà các trẻ nhỏ cũng đi chơi đông nhất.

{keywords}
Chợ Nủa nằm trên một khu đất trống thuộc xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn mang đậm dáng dấp của chợ phiên truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.
{keywords}
Như lệ thường, phiên chợ cuối cùng của năm, ngày 27 tháng chạp, chủ yếu cánh đàn ông đi chợ.
{keywords}
Theo lệ xưa, những phiên họp vào ngày 27, cánh nam nhi phải có nhiệm vụ đi chợ mua sắm.
{keywords}
Trẻ em ở độ tuổi học tiểu học nô nức đi chợ phiên.
{keywords}
Những cậu trò nhỏ cùng là học sinh lớp 8 phấn khởi mua sắm quần áo diện tết.
{keywords}
Hàng quà vặt là điểm dừng chân của đám "nhất quỷ, nhì ma...".

{keywords}
Ông Đỗ Văn Toản, người có thâm niên gần 40 năm buôn ống giang ở chợ Nủa cho biết, từ thời xa xưa người dân Bình Phú đã lưu truyền câu "Gái 22, trai 27" phân chia ngày đi chợ của 2 giới.
{keywords}
Những em nhỏ háo hức được cha mẹ đưa đi chơi phiên chợ Nủa cuối cùng của năm.
{keywords}
Một bé gái đang ướm thử chiếc áo dài diện tết.
{keywords}
Món quà quê mộc mạc như kẹo vừng, lạc... ở các phiên chợ quê xưa giờ khá hiếm. Trong khi đó thịt nướng, xúc xích... trở thành món quà vặt yêu thích của bọn trẻ.
{keywords}
Những quán ăn như bún, phở, bánh cuốn thường là điểm đến kết thúc buổi chơi chợ của các em.

Lê Anh Dũng