Với tham vọng chiếm lĩnh thị trường thương mại nội địa, và đưa những tinh hoa sản xuất trên đất Việt đi khắp 5 châu, Công ty Cổ phần đúc kim loại KYOYO Việt Nam với ngành sản xuất mũi nhọn là đúc kim loại mẫu chảy phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ, đang không ngừng sáng tạo đổi mới, mở rộng quy mô, tập trung đầu tư, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai.
Trong thời điểm cả thế giới đang chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, bên cạnh những tác động tiêu cực thì vẫn còn đó những cơ hội cực kỳ lớn cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Nhiều chiến lược đi lên trong đại dịch của doanh nghiệp đã nhen nhóm triển khai, trong đó có KYOYO.
Hưởng ứng Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/08/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, KYOYO là một trong số những doanh nghiệp hiếm hoi chọn lĩnh vực sản xuất, gia công kim loại bằng phương pháp đúc mẫu chảy để khai thác và phát triển.
Dây chuyển sản xuất chuyên nghiệp tại nhà máy đúc kim loại KYOYO |
Các công nhân đang làm việc tại Kyoyo |
Đúc mẫu chảy là phương pháp đúc tiên tiến nhất cho chất lượng cao, đặc biệt về độ chính xác và độ bóng bề mặt, từ thiết kế chuẩn mực đến hoàn thiện sắc nét. So với những phương pháp khác như đúc cát, đúc áp lực… thì phương pháp này có thể đúc được những chi tiết phức tạp, chất lượng bề mặt cao, vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao, tiết kiệm lượng gia công cơ khí, hạn chế thấp tỷ lệ phế phẩm..
Quy trình tạo thành Cánh tay đòn trong một con Rô Bốt - một trong số những vật đúc thành công của KYOYO |
Bởi phương pháp đúc mẫu chảy thường áp dụng cho những vật đúc có hình dạng khó, đòi hỏi độ chính xác cao, nên quy trình để tạo ra thành phẩm cũng khá tỉ mỉ và chi tiết.
Công đoạn 1: Tạo khuôn sáp, bơm sáp nóng chảy dưới áp suất cao vào trong khoang, khuôn này để tạo ra một bản sao mẫu chảy của của bộ phận mong muốn thiết kế.
Công đoạn 2: Gắn các mẫu sáp vào các thanh chạy, tạo thành một chùm hoàn chỉnh, sẵn sàng để nhúng tương.
Công đoạn 3: Tạo vỏ khuôn gốm bằng cách nhúng mẫu sáp vào lớp tương có chất dính, rắc một lớp cát lên bề mặt và sấy khô. Lặp lại các bước nhúng - rắc cát- sấy khô cho đến khi đạt được độ dày vỏ khuôn gốm mong muốn.
Công đoạn 4: Loại bỏ lớp sáp bên trong lớp vỏ khuôn gốm mới tạo, tách sáp được thực hiện bằng cách sử dụng nồi hơi tự động.
Công đoạn 5: Đúc mẫu chảy, rót kim loại lỏng vào khuôn ngay sau khi nung.
Công đoạn 6: Làm nguội, phá khuôn, lấy vật đúc ra khỏi khuôn gốm.
Công đoạn 7: Hoàn thiện và kiểm tra chất lượng. Khuôn gốm bên ngoài sản phẩm sẽ được loại bỏ bằng các máy tách vỏ khuôn, phun bi và tẩy rửa.
Với việc thực hiện thành công một quy trình công nghệ đúc mẫu chảy nghiêm ngặt đó, KYOYO Việt Nam đã có thể cung cấp những chi tiết phức tạp của ngành cơ khí, ô tô, … với công suất hàng trăm tấn trên một năm. Các chi tiết từ phôi thô, các chi tiết đã qua một lớp xử lý hoặc theo bất cứ nhu cầu nào của khách hàng từ kích cỡ đến loại vật liệu ( hợp kim đồng, thép, inox…) đều có thể được đáp ứng.
Kết quả này cung cấp cho thị trường nhiều hơn nữa những dòng sản phẩm cơ khí chính xác cao, phục vụ cho các các thương hiệu lớn trên thị trường như Trường Hải, Samsung... Đồng thời, nhờ đó, công ty đã và đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc.
Thành công của công ty chính là sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh, không ngừng cải tiến công nghệ, cập nhật thêm các giải pháp và dây chuyền mới, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đặc biệt luôn đăt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu thay vì tập trung vào những sản phẩm giá rẻ.
Không chỉ hoạt động trong nước, hơn cả, KYOYO đang tiến ra thị trường quốc tế, tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trở thành một ngọn cờ tiên phong đại diện cho Việt Nam ghi danh vào bản đồ thế giới.
Đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất từ thẩm mỹ, công nghệ và chất lượng, KYOYO đang dần hiện thức hóa hoài bão phát triển ngành cơ khí chính xác, trở thành “ông lớn” trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Thu Ngân
Hỗ trợ nhà cung cấp Việt: Nỗ lực nội địa hóa bền vững theo cách của Toyota
Đối với Toyota, đẩy mạnh nội địa hóa không chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh.