Cuộc tấn công ngày 21/8 ở Syria được tin là lần thứ 2 phiến quân sử dụng hóa
chất cấm và được coi như một sự leo thang trong cuộc nội chiến đã hoành hành ở
đất nước này mấy năm qua.
TIN BÀI KHÁC:
Một vỏ đạn sau một cuộc tấn công khí mustard của IS ở Marea. (Ảnh: Getty) |
Tuy nhiên, 12 giờ đồng hồ sau đó, da anh bắt đầu phồng lên và chảy nước. Vợ anh cũng nhanh chóng rơi vào cảnh tồi tệ với những vết bỏng giộp gần như khắp cơ thể. Đứa con gái 4 tuổi của họ thậm chí còn nghiêm trọng hơn, khó mà qua khỏi.
Cuộc tấn công ngày 21/8 đã khiến 25 người ở ngôi làng Marea phía bắc Syria nhiễm một chất mà sau đó được xác định là khí mustard, một loại vũ khí hóa học bị cấm theo Nghị định thư Geneva 1925.
Loại khí này được nạp vào trong các vỏ đạn và bắn đi một quãng 8km, từ một địa điểm nằm trong tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là lần thứ 2 IS được cho là đã sử dụng hóa chất cấm và được coi là một sự leo thang nguy hiểm trong cuộc nội chiến ở Syria.
Cuối tháng 8, binh lính người Kurd ở nước láng giềng Iraq cũng bị ảnh hưởng của khí mustard, một chất được sử dụng lần đầu trong Thế chiến 1 và thỉnh thoảng trong các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới trong thế kỷ qua.
IS được cho là đã bắn 59 quả đạn pháo vào Marea, một ngôi làng nhỏ gần thị trấn Killis ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. IS đã hai lần định xâm chiếm Marea, nhưng bị các cánh quân nổi dậy Syria đẩy lui.
Các nạn nhân được điều trị sau vụ tấn công khí mustard ở Marea. (Ảnh: Getty) |
Latouf, 31 tuổi, cùng gia đình và ba người nữa bị thương đã được đưa qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới Gaziantep để chữa trị trong bệnh viện.
"Chuyện xảy ra lúc chập tối", anh kể khi nằm trên giường bệnh. "Mùi hắc như tỏi vậy. Và khi mặt trời mọc, cơ thể tôi bỏng rát. Tôi tới bệnh viện và họ đưa tôi thẳng sang Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ thể tôi sưng lên. Tôi bị mụn nước khắp nơi. Giờ thì giống như tôi đang bị bỏng cấp độ 2. Tôi hy vọng có thể trở lại một cuộc sống bình thường".
" Nhưng vấn đề thực sự của tôi là con gái tôi. Cháu mới 4 ngày tuổi khi xảy ra vụ tấn công. Cháu vẫn đang được chăm sóc đặc biệt. Vợ tôi thì không nghiêm trọng bằng con gái chúng tôi", Latouf cho biết thêm.
Kể từ khi khí sarin được di dời năm 2013 sau một nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm tránh cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị một cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu, đã có tổng cộng 126 vụ khí độc ở Syria nhưng đa phần là chlorine.
Thanh Hảo