- Dù có tới 99% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều điểm phải vượt núi, băng rừng nhưng tỉ lệ tiêm chủng tại đây vẫn đạt 100%.
Để kịp tiêm mũi Quinvaxem 5 trong 1 đầu tiên cho cậu con trai 3 tháng tuổi, vợ chồng anh Ninh Du Báo (dân tộc Dao, thôn Khe Càn, xã Đồng Sơn, Hoành Bồ, Quảng Ninh) phải rời nhà từ khi trời tang tảng sáng. Vừa kịp gỡ con khỏi địu trước cổng trạm y tế xã thì trời đổ mưa to. Anh lo lắng giục vợ lấy số nhanh, nếu không lũ lên sẽ không còn đường về.
Vợ chồng anh Ninh Du Báo đến điểm tiêm từ sớm |
Ở cách trạm y tế xã tới 20km, chị Bàn Hữu Đức Quân (dân tộc Dao) cũng địu con đi tiêm phòng lao và viêm gan B từ sớm, nhiều chỗ xe máy không đi được phải dắt bộ nhưng chị bảo “cán bộ tư vấn vấn mũi này rất quan trọng, không được bỏ” nên chị cố gắng đi đúng hẹn.
Dù là xã miền núi đặc biệt khó khăn xong quy trình tiêm chủng ở xã Đồng Sơn chuẩn chỉnh không khác gì thành phố. Tại đây, phụ huynh được lấy số thứ tự, trực tiếp trưởng trạm y tế Lý Văn Tịnh (dân tộc Dao) khám sàng lọc, kiểm tra lại lịch tiêm. Cha mẹ trẻ không hiểu tiếng Kinh sẽ được dặn dò kĩ bằng tiếng dân tộc.
Các bà mẹ ngồi chờ đến số khám sàng lọc |
Xong xuôi, nhân viên nhập thông tin tiêm chủng của trẻ vào máy tính liên thông dữ liệu trước khi chuyển sang phòng tiêm.
Gắn bó với công tác tiêm chủng tại Đồng Sơn 30 năm nay, y sĩ Tịnh cho biết, toàn xã có hơn 600 hộ với gần 3.000 nhân khẩu nhưng có tới 99% là người dân tộc, trình độ dân trí rất thấp.
Trước đây, để tiêm chủng cho trẻ, nhân viên y tế của trạm y tế xã phải đến từng nhà để vận động, tiêm lưu động tới từng trẻ nhưng vẫn không phủ hết và thường trễ lịch.
Trưởng trạm y tế xã Đồng Sơn Lý Văn Tịnh trực tiếp khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ |
Y sĩ Tịnh đã có 30 năm gắn bó với công tác tiêm chủng ở vùng khó khăn |
“Rất nhiều hộ dân sống trong khe núi nên chúng tôi phải leo rừng, vượt núi, vừa đi vừa phát đường 3-4km mới tiêm được 1-2 trẻ. Quá vất vả trong khi trợ cấp thấp nên nhiều y tế thôn bản đã xin nghỉ”, y sĩ Tịnh chia sẻ.
Tuy nhiên vài năm trở lại đây, tỉ lệ tiêm chủng tại xã vùng sâu Đồng Sơn tăng bất ngờ dù cả trạm hiện chỉ có 5 cán bộ. 100% trẻ dưới 12 tháng tuổi được tiêm đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và vi khuẩn Hib, sởi, bại liệt).
|
Dù đi lại khó khăn, người dân vẫn địu con đến tiêm chủng đúng lịch |
Y sĩ Tịnh thật thà chia sẻ, ngoài sử dụng y tế thôn bản, hệ thống phát thanh để thông báo lịch tiêm, trạm còn nhắn tin và gọi điện thoại tới từng nhà để nhắc lịch.
BS Vũ Quyết Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm, với các xã khó khăn, ngành chỉ đạo cử bác sĩ xuống hỗ trợ.
|
100% trẻ dưới 12 tháng tuổi tại xã được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin |
Ngoài ra các trạm y tế được cung cấp đầy đủ hệ thống dây truyền lạnh, phích để bảo quản vắc xin đúng quy định, đảm bảo chất lượng; đẩy mạnh truyền thông trực tiếp về lợi ích tiêm chủng đến từng hộ dân. Đặc biệt, đưa tỉ lệ tiêm chủng là tiêu chí đánh giá cuối năm, xã nào không đạt không được chấm điểm, nhờ đó tỉ lệ tiêm chủng ở các vùng khó khăn vẫn đảm bảo.
Việt Nam đưa vắc xin của Ấn Độ thay Quinvaxem
Từ tháng 6 tới, Việt Nam sẽ sử dụng vắc xin ComBE Five của Ấn Độ thay thế vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem.
Hà Nội: Bé 8 tháng bị tiêm nhầm kali đã tử vong
Mặc dù được điều trị tích cực song cháu bé 8 tháng tuổi bị tiêm nhầm kali đã tử vong.
Bé trai 2 tháng tử vong sau tiêm kháng sinh ở Bắc Ninh
Sau khi tiêm nửa mũi Ceftriaxone, bé trai 2 tháng tuổi tím tái, co giật rồi lịm dần và tử vong sau 5 tiếng cấp cứu.
Bác sĩ nhi lên tiếng trước tình trạng tẩy chay tiêm vắc-xin
Người chống vắc-xin thường tìm kiếm thông tin nghi ngờ vắc-xin sẽ đưa lên mạng nhằm phục vụ mục đích của họ.
Thúy Hạnh