Với 15 tấn rác thải, qua chế biến sẽ thu được khoảng 7 tấn dầu đốt. Nếu chưng cất tiếp lần nữa sẽ được 3 tấn xăng.

Máy biến rác thành chất đốt

Những ngày ngồi giữa khu mộ trị giá triệu đô ghè đẽo đá, thi thoảng ông Vũ Hồng Khánh thấy ngộp thở vì mùi cao su cháy theo gió bay đến. Có lúc mùi cao su phủ kín một phần khu vực quận Kiến An, khiến ông cảm thấy tức ngực, phải chui vào trong nhà, không dám ra ngoài nữa.

Không thể chịu được cảnh sống giữa thành phố mà như địa ngục, ông lần ngược hướng gió đi tìm thủ phạm. Hóa ra, cách nơi ông ở chừng vài trăm mét có một đống rác rất lớn tập kết ở cánh đồng.

Bãi rác đó là nơi tập kết rác thải nhựa, cao su, do các nhà máy giày dép ở Hải Phòng thải ra. Ngay lúc đó, con người đam mê sáng tạo này đã nảy sinh ý tưởng làm thế nào để xử lý đống rác thải kia, mà lại sinh ra lợi nhuận.

Từ đó, ông Khánh và người con trai Vũ Văn Hòa đi thu nhặt các mẫu rác thải nhựa và cao su, mang về phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Mỗi lần kể về người con trai này, lòng ông Khánh lại chùng xuống, đôi mắt buồn rười rượi.

{keywords}

{keywords}

Chiếc máy chế biến rác thải thành chất đốt do ông Khánh và con trai chế tạo

Hầu hết con cái ông Khánh đều thành đạt, vì có nền tảng vững chắc của người cha thông minh, tài năng, lại giàu có. Người hiện là doanh nhân ở bên Anh quốc, người ở Hải Phòng, song đều có công ty riêng, làm ăn phát đạt. Riêng anh Hòa thì trót đam mê khoa học như bố, nên cuộc đời cứ mãi lận đận.

Ông Khánh bảo: “Nó cứ làm việc cả ngày lẫn đêm, không lúc nào biết nghỉ. Lắm lúc nhà có việc cỗ bàn, gọi mãi, nó không về. Đến lúc ăn, mới thấy nó đến, người toàn dầu mỡ. Ăn xong, nó lại chui vào xưởng. Nhà ở ngay xưởng mà chẳng mấy khi về, nên vợ phải đến xưởng ở, nấu nướng, chăm sóc nó. Cái tính cần mẫn, hiền lành như con gái, lại hay nhận thiệt về mình như nó, dù có giỏi giang, có thành thiên tài sáng chế, song đời nó cũng sẽ mãi nghèo thôi. Nhìn tướng là tôi biết”.

Theo ông Khánh, hồi anh Hòa học lớp 4, đã “nghiên cứu” và chế tạo ra chiếc máy đùn nhựa tí hon, giống với chiếc máy đùn nhựa của bố. Hòa chẳng chịu học hành gì, mà suốt ngày vùi đầu với bố trong phòng thí nghiệm, trong xưởng sản xuất.

Sau nhiều ngày nghiền ngẫm, hai bố con đã sáng chế ra chiếc máy nghiền và ép tự động để biến rác thải nhựa và cao su thành những tấm ép rất cứng với ý tưởng thay cho gỗ. Tuy nhiên, mang sản phẩm đi khắp nơi giới thiệu, chả ai tin dùng. Nghĩ đến thứ làm từ rác thải, lại là nhựa và cao su, người tiêu dùng đã phát ớn.

Không thể chấp nhận thất bại cay đắng như vậy, ông Khánh tiếp tục nghiên cứu. Ông đổ rác thải nhựa và cao su vào chiếc chậu sắt để đốt. Quan sát kỹ thì thấy những tia lửa ở nhựa và cao su phụt ra. Lúc ấy ông mới chợt nghĩ ra rằng, trong thành phần của nhựa và cao su có lượng dầu mỏ rất lớn.

Điều đáng quan tâm là nhựa và cao su có tính chất hóa lỏng trước khi cháy. Như vậy, nếu biến nhựa và cao su thành chất lỏng, rồi tách các tạp chất, phụ gia, thì sẽ lấy được chất đốt.

Thế là ông Khánh bắt đầu nghiên cứu và sáng chế ra hệ thống dây chuyền tự động chế biến rác thải nhựa và cao su thành nhiên liệu. Đây là một hệ thống máy móc cực kỳ phức tạp và tinh vi, tưởng chừng như chỉ những bộ óc vĩ đại, ở những đất nước có trình độ cao về khoa học và công nghệ mới có thể làm ra được. Nhưng có ai ngờ, hai bố con ông kỹ sư già ở vùng đất cảng này lại làm được.

{keywords}

Hệ thống máy biến rác thải thành chất đốt cực kỳ phức tạp

Tôi đã hoa mắt khi chứng kiến hệ thống máy móc này và chóng mặt khi nghe ông Khánh mô tả về tính năng hoạt động của nó.

Bước đầu tiên, rác được đưa vào hệ thống tự động phân loại, rửa sạch, sấy khô, nghiền nhỏ và trộn phụ gia. Bước thứ hai, dây chuyền sẽ chuyển hỗn hợp rác vào lò kín và đốt ở nhiệt độ từ 600-7000C nhằm tạo thành khí (trong lò kín không có oxy nên khí không cháy được).

Khí được dẫn vào lò tiếp theo để trộn hóa chất gây ngưng đọng. Khí và hóa chất phụ gia được nén ở áp lực cao (16kg/1cm2) trong hệ thống gồm 7 buồng ngưng tuần hoàn, sau đó hạ nhiệt độ đột ngột (12 độ âm) để thu được nhiên liệu hóa lỏng.

{keywords}

Rác vào đầu máy, cuối máy thành dầu đốt, tiếp tục tinh chế sẽ thành xăng

Nhiên liệu hóa lỏng này là một loại dầu hỗn hợp dùng để đốt lò, nung gốm sứ, nấu thủy tinh, nấu nhôm và có thể thay thế cho dầu FO trong cán thép. Tiếp tục chưng cất dầu hỗn hợp sẽ thu được dầu diezen và xăng, dùng chạy ôtô và xe máy.

Như vậy, từ thứ rác thải cao su, nhựa, gây độc hại đặc biệt cho môi trường, ông Khánh đã biến chúng thành chất đốt, dầu diezen và thậm chí là xăng. Những thành phẩm này đều đạt các chỉ tiêu và chất lượng theo quy chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, đất đai bị thu hồi, chưa được đền bù, nên ông Khánh phải liên doanh với các sơ sở khác. Có lần, ông hợp tác với một doanh nghiệp ở Hà Nội để lắp đặt dây chuyền chế biến rác thải thành nhiên liệu. Thế nhưng, máy móc vừa đi vào hoạt động, công nhân chưa có kinh nghiệm, khi lấy sỉ than ra khỏi lò, đã làm tàn lửa bắt vào dầu thành phẩm, khiến cả dây chuyền trị giá mấy tỉ bạc biến thành tro. Ông Khánh đành chấp nhận mất trắng.

Về Hải Phòng, huy động từ con cái, rồi vay vốn, làm dây chuyền mới, thuê đất ở Kiến An để chế biến rác. Tuy nhiên, không gian chật chội, các lò đốt để gần nhau, không đủ khoảng cách an toàn, dầu bắt lửa, tiếp tục thiêu rụi hệ thống máy móc bạc tỉ thành tro. Ông Khánh trở thành con nợ.

Mới đây, kỹ sư Vũ Hồng Khánh đã thử nghiệm thành công chiếc xe ô tô chạy bằng nước lã từ Hải Phòng lên Hà Nội. Ngoài ra, ông còn chế tạo chiếc xe vừa chạy bằng nước vừa chạy bằng xăng, giúp tiết kiệm nhiên liệu tới 35%. Ông Khánh đã chế tạo hàng loạt máy móc biến nước thành hydro - thứ mà ông gọi là siêu năng lượng. Ông đang viết nhiều đề tài để sử dụng hydro vào cuộc sống, chế tạo vũ khí...

(Theo VTC News)