Thành công này đã khẳng định mô hình dạy học trực tuyến có thể sản sinh ra một thế hệ kỹ sư CNTT tinh hoa cho Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên đào tạo mới trong tương lai.
Chứng chỉ Cisco - Tiêu chuẩn vàng trong ngành CNTT
Cisco là một trong những tập đoàn công nghệ số 1 thế giới về sản xuất thiết bị và cung cấp các giải pháp cho hệ thống mạng. Theo xếp hạng của tạp chí Certifications (Mỹ) năm 2018, các chứng chỉ của Cisco nằm trong top 15 chứng chỉ được trả lương cao nhất thế giới trong lĩnh vực IT.
CCIE là chứng chỉ danh giá nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco. Khi một kỹ sư đạt được CCIE, họ sẽ được công nhận là một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực triển khai và vận hành hạ tầng mạng. Tại Việt Nam, số người có CCIE rất ít và hầu hết đều đang công tác tại các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế với chế độ đãi ngộ rất “khủng”.
“Magic number” – Không có con đường nào dẫn tới vinh quang lại trải đầy hoa hồng
Chỉ có 3% dân IT trên toàn thế giới chinh phục được CCIE vì đây là một quá trình cực kì vất vả, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Mỗi một kỹ sư khi thi đỗ CCIE sẽ được Cisco cấp số hiệu thiết lập danh tính, chứng nhận là chuyên gia mạng cao cấp có thể quản lý hoặc vận hành các sản phẩm và giải pháp khác nhau của Cisco.
Để đạt được CCIE, kỹ sư phải trải qua hai kỳ thi quan trọng: Một kỳ thi lý thuyết trong vòng 140 phút và kỳ thi Lab cấu hình trên thiết bị thật trong 8 giờ ở nước ngoài. Lượng kiến thức mà chứng chỉ CCIE yêu cầu vô cùng khổng lồ và hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Nắm bắt được điều đó, các trường đại học, các trung tâm đào tạo liên tục được mở ra nhằm đẩy mạnh việc cho ra một nguồn nhân lực IT dồi dào. Tuy nhiên, đào tạo CCIE không hề giống với các chứng chỉ còn lại, đòi hỏi một quá trình dài hơi và tốn kém. Chi phí của các khóa học truyền thống thường cao hơn rất nhiều so với các khóa học online. Mặt khác, không phải ai cũng có thể sắp xếp công việc để đến trung tâm học cả năm. Chính vì lẽ đó, học online là sự lựa chọn hàng đầu với các kỹ sư bận rộn và muốn tiết kiệm chi phí.
Kỷ nguyên của đào tạo chuyên gia mạng trực tuyến
Học viện công nghệ mạng Next Generation Networkers (NGN Networking Academy) là một trong những trung tâm uy tín và có tên tuổi về đào tạo công nghệ thông tin qua Zoom Clouds Meetings. Đây là công cụ truyền hình hội nghị với nền tảng điện toán đám mây, đi kèm với rất nhiều tính năng ưu việt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đường truyền. Với hình thức học mới này, học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng tương tác với giảng viên. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của trung tâm đều là các chuyên gia có trình độ chuyên sâu về hệ thống mạng và hiện đang công tác tại các công ty CNTT hàng đầu Việt Nam.
6 người trở thành “tiến sĩ Cisco” nhờ học online là những học viên đã đỗ CCIE của học viện NGN. |
Vũ Trường Giang (CCIE #61090) hiện đang học tập và làm việc tại Canada, cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Chỉ trong vòng một năm, Giang chinh phục hoàn toàn CCNA – CCNP – CCIE. Cậu cho biết: “Thế mạnh của NGN là công nghệ học từ xa, giúp những du học sinh như mình vẫn có thể tiếp cận được các bài giảng, các bài lab và kiến thức mới”.
Trong số những học viên thành công trong lĩnh vực ICT, có những người đã quay trở lại cùng học viện đào tạo thêm nhiều kỹ sư tinh hoa cho đất nước hơn nữa. Giảng viên Nguyễn Đức Thái (CCIE #61385) chính là người như vậy. Giờ đây, NGN là gia đình thứ hai của anh, là nơi mà sau mỗi giờ làm, anh được cháy hết mình với đam mê giảng dạy, dốc hết tâm sức và khả năng để truyền đạt kiến thức CNTT tới các học viên mới.
Ông Nguyễn Thái Nguyên, Founder và CEO của Học viện NGN Networking Academy cho biết: “Rất nhiều kỹ sư mạng khi đến với trung tâm đều có chung một băn khoăn là hình thức học này có thể hạn chế tương tác giữa giảng viên và học viên. Nhưng chỉ sau một khóa học, họ đã thi đỗ các chứng chỉ từ sơ cấp cho đến cao cấp với số điểm rất cao. Tỉ lệ học viên thi đỗ các chứng chỉ về mạng như CCNA, CCNP, CCIE… lên tới 90%”.
Được dự báo là một trong những ngành nghề có khả năng phát triển vượt bậc trong tương lai, CNTT luôn nằm trong top những ngành nghề “hot” nhất hiện nay. Vì vậy, áp dụng mô hình đào tạo trực tuyến trong ngành này sẽ góp phần sản sinh ra một thế hệ kỹ sư CNTT tinh hoa cho Việt Nam, ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.