Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu cao hơn, giúp người lái quan sát được các biển báo và các chướng ngại vật từ xa. Loại đèn này thường chỉ được sử dụng khi đi đường cao tốc vào ban đêm.
Những trường hợp nên sử dụng đèn pha
Đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh nên thường được sử dụng khi trời tối, ở những nơi không có đèn đường, ở khu vực nông thôn vắng các phương tiện đi lại.
Đèn pha cũng giúp tài xế phát hiện ra các chướng ngại vật trên đường từ khoảng cách xa. Đây cũng là tín hiệu báo hiệu từ xa cho người đi bộ biết có ô tô đang đến gần để tránh tai nạn.
Ngoài ra, trong trường hợp tài xế muốn vượt xe phía trước cũng có thể sử dụng đèn pha. Tuy nhiên, do ô tô có 2 gương chiếu hậu ngoài ở hai bên xe và 1 gương chiếu hậu trong nên lạm dụng đèn pha trong trường hợp này có thể làm lóa mắt lái xe phía trước. Vì vậy, chỉ sử dụng vừa đủ và chuyển sang đèn cos kịp thời.
Những trường hợp không nên sử dụng đèn pha
Tài xế không nên sử dụng đèn pha trong khu dân cư, khu đô thị. Bởi những khu vực này có rất nhiều phương tiện giao thông qua lại, vì vậy, nếu sử dụng đèn pha sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn và những phương tiện tham gia giao thông khác.
Tài xế cũng không nên sử dụng đèn pha khi trời mưa. Bởi, đèn pha phát ra ánh sáng trắng, phản chiếu lên nước mưa sẽ làm giảm khả năng quan sát của bạn. Tương tự với trời sương mù, tài xế cũng không nên sử dụng đèn pha.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đèn pha sai quy định còn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng.
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mở cửa ô tô không đảm bảo an toàn bị xử phạt như thế nào?
Chỉ một chút bất cẩn khi mở cửa xe có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây tai nạn giao thông.