Những bài viết về ăn dặm và cách chế biến món ăn dặm hấp dẫn, giàu dinh dưỡng của chị Mỹ Dung (Hà Nội) bất ngờ được rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ quan tâm yêu mến.

Xuất phát từ mong muốn ghi lại từng bữa ăn dặm của con như một kỷ niệm, những bài viết về ăn dặm và cách chế biến món ăn dặm hấp dẫn, giàu dinh dưỡng của chị Mỹ Dung (Hà Nội) bất ngờ được rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ quan tâm yêu mến. Không đi theo Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN), không cho con Ăn dặm truyền thống, cũng không lựa chọn ăn dặm kiểu Baby led weaning (BLW), chị Mỹ Dung cho con ăn dặm theo kiểu "của riêng mình", một phương pháp được chọn lọc từ rất nhiều phương pháp, kết hợp với chính nhu cầu, sở thích của con mình và hoàn cảnh của bản thân.

Là một bà mẹ trẻ lần đầu nuôi con nhưng chị Mỹ Dung gây bất ngờ bởi những kiến thức ăn dặm vô cùng phong phú và khoa học được đúc kết ra từ tìm hiểu và chính kinh nghiệm thực tế của bản thân.

{keywords}


Xì Trum có vẻ là một em bé có nếp ăn rất tốt. Chị đã lựa chọn phương pháp ăn dặm nào cho con mình?

Thực ra, nếu mà nói xuất phát điểm Xì Trum giống nhiều bé gái khác, ăn cũng rất ỏn ẻn. Ví dụ mỗi cữ chỉ bú được khoảng 100ml sữa khi bé 4 tháng. Nhưng có một điều là mình không ép bé ăn. Mình tạo niềm vui cho con. Cho con ngồi ăn chung cùng gia đình để tạo cho bé nếp ăn và cảm giác chủ động trong việc ăn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.

Hiện tại có một số phương pháp chủ yếu mà mình nghĩ các mẹ đều đang băn khoăn nên cho con áp dụng theo kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) hay ăn dặm tự chỉ huy (BLW).

Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nên các mẹ cần nghiên cứu kĩ và mục đích các mẹ thực sự muốn hướng cho con là gì: Cân nặng hay thói quen ăn uống hoặc cả 2 thì quá tuyệt vời rồi phải không ạ. Sau khi nghiên cứu tây ta đủ kiểu mình quyết định áp dụng những ưu điểm phù hợp của từng phương pháp cho từng giai đoạn của con như sau:

Giai đoạn 5-7 tháng: Mình kết hợp thực đơn của ADKN và ăn dặm truyền thống.

Giai đoạn 8-10 tháng: ADKN

Sau 10 tháng trở đi: BLW

{keywords} 

Ưu nhược điểm của 3 Phương pháp ăn dặm hot nhất hiện nay

Chị nói mỗi phương pháp ăn dặm đều có ưu và nhược điểm riêng. Bản thân chị cũng đã từng trải qua cả 3 phương pháp, nhận xét của chị về tưng phương pháp thế nào?

Mình sẽ tóm tắt như sau nhé.

1. Phương pháp truyền thống:

• Thức ăn xay nhuyễn,

• Nấu hoặc trộn chung với nhau,

• Thường cho bé ăn quá nhiều chất đạm, béo trong giai đoạn đầu tập ăn (như nước xương ninh, thịt cua, cá ngay từ khi bé tập ăn giai đoạn 5-6 tháng).

• Không phân biệt những loại thức ăn và độ thô chế biến thức ăn cho từng giai đoạn.

• Ăn với số lượng lớn (1 bát hoặc 1 đĩa bột),

• Khi ăn bế bé ép ăn hoặc đi rong.

Ưu điểm:

• Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu tập ăn, bé có thể tăng cân tốt khi mới tập ăn.

• Và đặc biệt gần như dễ được sự chấp nhận và ủng hộ của gia đình (nhất là các bà).

Nhược điểm:

• Quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé.

• Bé không có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.

• Không chủ động và tạo thú vui trong ăn uống, khi bị ép ăn nhiều bé sau đó 1 thời gian sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

• Bé ăn với số lượng nhiều và quá nhiều chất đạm sẽ không hấp thụ hết và dễ bị đi ngoài hoặc táo bón.

• Bé không được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau.

• Thói quen ăn uống không tốt: vừa ăn vừa rong, vừa ăn vừa chơi, xem tivi….

{keywords}

2. ADKN:

• Độ thô của thức ăn được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

• Khuyến khích không trộn chung nhiều loại thức ăn.

• Ăn với số lượng vừa phải

• Khi ăn đặt bé ngồi ghế không rong rẩy nhưng mẹ vẫn phải bón cho bé ít nhất đến 12 tháng trở đi.

Ưu điểm:

• Ưu điểm tuyệt vời nhất của ADKN là: Bé có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.

• Bé được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau.

• Khẩu phần và loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.

• Mẹ có thể chế biến thức ăn và trữ đông mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng thức ăn, giúp mẹ nhàn hơn và chủ động hơn trong ăn uống

• Các món ăn của con đa dạng, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Nhược điểm:

• Nói gì thì nói thức ăn trữ đông, không thể thơm ngon như thức ăn chế biến ngay được.

• Con ăn số lượng không nhiều như ăn truyền thống cũng có thể ko tăng cân mạnh như phương pháp truyền thống ở giai đoạn đầu.

• Không phải gia đình nào cũng ủng hộ các mẹ chăm con theo phương pháp này.

{keywords}

3. BLW (Ăn dặm tự chỉ huy - Baby led weaning)

Đây là phương pháp được các mẹ Tây rất thích vì bé cực kì tự tập và tự quyết trong việc ăn uống, bé thích ăn gì, thích ăn bao nhiêu là do bé quyết định.

- Thức ăn được cắt, thái vừa miếng cho trẻ có thể tự cầm hoặc tự đút vào miệng với số lượng tùy bé, đưa 1 vài thứ cho bé chọn thích ăn cái gì thì ăn.

- Độ mềm cũng không qui định quá như ADKN

- Bé tự ngồi ăn, tự điều chỉnh, cầm đưa đồ ăn vào miệng nên tính tự lập trong ăn uống rất cao.

Ưu điểm:

• Bé có phản xạ nhai và nuốt cực tốt.

• Bé thích thú với việc ăn uống

• Mẹ nhàn không cần chế biến quá cầu kì vì thực đơn của con cũng gần giống như của gia đình.

• Tạo tiền đề tốt cho bé tự lập trong ăn uống giai đoạn sau này.

Nhược điểm:

• Không quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé.

• Trong quá trình ăn dặm mẹ phải cực kì vững tin để có thể áp dụng theo phương pháp này vì: bé dễ bị hóc nên những lúc ấy phải thật bình tĩnh xử lý. Nhiều khi bé vào giai đoạn biếng ăn sinh lý mẹ cũng ko được sốt ruột.

Nói chung nếu ngay từ giai đoạn 5-6 tháng mà theo phương pháp này thì mình đảm bảo ở Việt Nam chắc tỉ lệ các mẹ thành công là rất rất thấp vì chúng ta chịu áp lực tâm lý rất nhiều từ gia đình và chính các mẹ nữa.

{keywords}

Cẩm nang ăn dặm giai đoạn 5-6 tháng cho mẹ mới bắt đầu

Với những bà mẹ mới bắt đầu tập cho con ăn dặm ở giai đoạn 5-6 tháng và bị "rối tung" vì quá nhiều kiến thức, thông tin. Chị có thể tổng kết ngắn gọn những kinh nghiệm của mình trong giai đoạn này?

Giai đoạn 5-6 tháng là giai đoạn cực kì quan trọng vì giai đoạn này là tiền đề để bé làm quen thức ăn và ngay cả chính người mẹ cũng lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Kinh nghiệm của mình như sau:

Về thực đơn:

Vì giai đoạn này là giai đoạn bé làm quen thức ăn, nên mình cho bé ăn từng vị một để bé cảm nhận được mùi vị từng thứ.

Mỗi thứ ăn khoảng 2-3 bữa cho quen sau đó chuyển sang thứ khác.

Vừa ăn mẹ vừa theo dõi xem thái độ của bé với từng món và theo dõi "sản phẩm đầu ra" của bé sau khi ăn có tốt hay không hoặc bé có bị dị ứng với nhóm thực phẩm nào không.

Với bé bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng thì thực đơn theo tuần sẽ như sau nhé:

Tuần 1: Cháo loãng nghiền 1:10 trộn sữa (Các mẹ có thể thay cháo loãng nghiền bằng bột ăn dặm ăn liền pha sẵn)

Tuần 2: Cháo loãng nghiền 1:10 trộn viên rau+củ

Tuần 3: Cháo loãng nghiền 1:10 trộn đậu phụ+rau+ củ

Tuần 4: Cháo loãng nghiền 1:10 trộn đậu phụ/ thịt cá trắng nghiền + Rau/củ

Nhiều mẹ hỏi rằng tại sao chưa cho bé ăn đạm giai đoạn này thì câu trả lời của mình là: Giai đoạn mới tập ăn dạ dày bé còn non, ăn quá nhiều chất đạm béo như động vật như nước xương ninh, thịt,cua,… bé chưa hấp thu được hết sẽ dẫn đến hiện tượng đào thải ra ngoài dễ nôn, hoặc đi ngoài, táo hoặc phân sống. Mình khuyến khích các mẹ cho con ăn đạm thực vật là đậu phụ non trước, vừa đảm bảo chất đạm vừa an toàn.

Về cách chế biến:

Giai đoạn này bé chưa thể tự nhai nát thức ăn được nên các mẹ vẫn phải nghiền hoặc xay nhuyễn cho con dễ nuốt vì bé vừa chuyển từ ti mẹ là chất lỏng hoàn toàn giờ là giai đoạn bé làm quen với mùi vị thức ăn, và độ đặc sánh hơn nước 1 chút.

- Nếu các mẹ chế biến ít hoặc có điều kiện bữa nào làm cho con ăn bữa ấy thì các mẹ có thể nghiền nhuyễn bằng tay và sau đó qua rây. Độ đặc của con trong giai đoạn này phải vừa phải các mẹ có thể kiểm tra bằng cách lấy thìa đưa thức ăn sau khi nhuyễn mà thức ăn vẫn chảy xuống thành giọt là được nhé. Nói chung các mẹ thấy con khó nuốt thì tự điều chỉnh cho con.

- Nếu các mẹ làm cho cả tuần thì các mẹ có thể xay nhuyễn bằng máy (khi xay các mẹ thêm nước dùng vào cho dễ xay) rồi vẫn lọc qua rây.

{keywords}

{keywords}

Nhiều bà mẹ hỏi mình về cân nặng của con

Có được sự quan tâm ủng hộ của nhiều bà mẹ, hẳn chị cũng nhận được không ít yêu cầu, thắc mắc của các chị em. Câu hỏi phổ biến nhất chị thường nhận được là gì và chị đã giải đáp ra sao?

Câu hỏi mình nhận được nhiều nhất vẫn là về vấn đề cân nặng của trẻ. Nói thật mình nghĩ rằng các mẹ đừng quá lo lắng việc cân nặng của con. Con giai đoạn đầu ăn dặm chỉ là tập ăn để tạo thói quen tốt và hứng thú với bữa ăn thôi, chứ sữa vẫn là chính! Bạn ấy nhà mình hết 6 tháng cũng chỉ đc 8,5kg thôi, nhưng trộm vía con ăn ngoan, chơi ngoan, luôn luôn vận động tay chân, vui vẻ yêu đời. Vậy là được rồi.

Thế còn với chị, rắc rối lớn nhất trong quá trình cho con ăn dặm mà chị từng gặp phải là gì?

Mình cũng như các mẹ khi lần đầu bỡ ngỡ làm mẹ chưa có kinh nghiệm, cũng từng chịu áp lực của các bà là phải cho bé bột ninh nước xuơng từ 4 tháng, nhưng mình nhất quyết không chịu.

Thế là ở nhà mình mình nuôi con một kiểu. Nhưng trộm vía con từ khi ăn dặm tăng cân rất tốt, bé ăn ngoan và “đầu ra” rất đẹp nên giờ các bà cứ nhất nhất theo mình thôi. (cười)

(Theo Khám phá)