Tiềm năng lớn nhưng thiếu đầu tư đồng bộ

Với sức mê hoặc khó cưỡng của thiên nhiên và nét văn hóa vùng cao đặc sắc, Sa Pa - một trong những điểm đến hàng đầu thế giới năm 2019 theo bình chọn của Tạp chí National Geographic, đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.

Đặc biệt, kể từ khi các nhà đầu tư lớn đặt chân lên mảnh đất này, du lịch Sa Pa đã “lột xác”. Giao thông và hạ tầng du lịch được đầu tư bài bản, điều này thu hút khách đến Sa Pa ngày một nhiều. Nhưng để giữ chân họ ở lại lâu hơn, sử dụng nhiều dịch vụ hơn thì còn thiếu những dịch vụ du lịch chuyên nghiệp.

{keywords}
 Sau một ngày trải nghiệm cáp treo Fansipan và tàu hỏa leo núi, du khách hiện vẫn đang thiếu chỗ giải trí buổi tối

Chị Nguyễn Diệu Mơ (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trở về từ chuyến du lịch Sa Pa 3 ngày 2 đêm, cho biết: “Tôi đi cùng nhóm bạn khá đông, nhưng tìm mãi mới được một quán ăn rộng rãi, phục vụ chuyên nghiệp ở vị trí trung tâm. Sau một ngày chinh phục đỉnh Fansipan và thăm thú các làng bản thì tối đến Sa Pa không có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí. Các nhà hàng, quán ăn thì nhỏ lẻ, nằm rải rác, thường quá tải khi đông khách, nhất là dịp cuối tuần”.

Theo thống kê của địa phương, tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, nơi này đã đón trên 1,6 triệu lượt khách với tổng doanh thu ước đạt 5.200 tỷ đồng, bằng 133% doanh thu cả năm 2018 và gấp 9 lần năm 2013.

Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn thu, song nếu tính bình quân, mỗi du khách chỉ chi tiêu khoảng trên 3 triệu đồng cho cả hành trình khám phá, trải nghiệm Sa Pa kéo dài 2 - 3 ngày. Mức chi tiêu này còn khiêm tốn so với các thị trường du lịch sôi động khác, trong khi dư địa phát triển của Sa Pa được đánh giá là lớn.

Nguồn thu chủ yếu đến từ ăn uống và lưu trú, song, việc đáp ứng 2 nhu cầu thiết yếu này của du khách thì Sa Pa cũng chưa đạt được. Về lưu trú, hiện Sa Pa có khoảng gần 600 cơ sở, với khoảng gần 7.000 phòng, gần 14.000 giường. Trong khi theo dự báo, nhu cầu lưu trú tại Sa Pa cần khoảng 25.000 phòng vào năm 2030, trong đó có khoảng 3.000 phòng khách sạn từ 3 sao trở lên.

{keywords}
Sa Pa cần thêm những cơ sở lưu trú chất lượng cao và các khu phố thương mại phục vụ nhu cầu của khách du lịch

Không chỉ thiếu cơ sở lưu trú chất lượng mà các dịch vụ của Sa Pa cũng chưa được đầu tư. Khảo sát cho thấy, ngoài khu du lịch Sun World Fansipan Legend và khách sạn Hotel De La Coupole được đầu tư hiện đại, đồng bộ với bản sắc riêng thì hệ thống dịch vụ du lịch, giải trí tại Sa Pa gồm dịch vụ ăn uống, lưu trú, xông hơi, massage… tập trung chủ yếu tại các cơ sở đơn lẻ.

Khách đến Sa Pa có nhiều trải nghiệm ban ngày, nhưng buổi tối lại thiếu các dịch vụ vui chơi, giải trí. Bởi thế, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tại Sa Pa ở mốc gần 2 ngày theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai.

Kinh doanh lớn để “hốt bạc”

Khoảng trống về dịch vụ du lịch cũng mở ra cơ hội lớn cho những không gian thương mại hiện đại, thời thượng tại Sa Pa. Đầu năm 2021, Sun Plaza Cau May, Tổ hợp nhà phố - thương mại - dịch vụ đắt giá do Tập đoàn Sun Group phát triển, sẽ đi vào khai thác kinh doanh nhằm lấp đầy khoảng trống dịch vụ du lịch nơi đây.

Hơn 20 căn shophouse tại Sun Plaza Cau May tọa lạc trên con phố Cầu Mây - tuyến phố trung tâm của Sa Pa, nơi mọi ngả đường đều dẫn về và mọi du khách đều đi qua.

Sở hữu vị trí đắc địa này, Sun Plaza Cau May sở hữu lợi thế đón dòng khách lớn đổ về Sa Pa, tạo nên không gian mua sắm, vui chơi, trải nghiệm ấn tượng ngay “trái tim” phố núi. Dự kiến ngay khi ra mắt, đây sẽ là điểm “check-in” không thể bỏ qua của du khách trong hành trình khám phá Sa Pa, gắn với trải nghiệm mua sắm, ăn uống, vui chơi, giải trí hấp dẫn.

{keywords}
Sun Plaza Cau May sẽ thành tâm điểm hút dòng khách đổ về Sa Pa trong năm 2021

Tại Sun Plaza Cau May, chủ nhân shophouse có thể linh hoạt khai thác kinh doanh nhiều mô hình dịch vụ du lịch như cơ sở lưu trú (mini hotel, homestay…) hay dịch vụ nhà hàng, quán cà phê, cơ sở thẩm mỹ, showroom, phòng tranh… Nếu không muốn trực tiếp kinh doanh, gia chủ có thể cho thuê lại, với giá thuê đầy tiềm năng cho một vị trí “trung tâm của trung tâm” như Cầu Mây.

Bên cạnh đó, shophouse Sun Plaza Cau May được thiết kế đồng bộ, giàu bản sắc, quy hoạch tập trung cũng sẽ thỏa mãn nhu cầu “buôn có bạn, bán có phường” của các tiểu thương, gia tăng sức hút của cả khu vực.

Bên cạnh sức hút nội tại, shophouse Sun Plaza Cau May còn được gia tăng lợi thế bởi hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp mà Sun Group đã kiến tạo tại Sa Pa, kề cận Trung tâm thương mại Sun Plaza sầm uất, tuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa dẫn lối du khách trên hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương hay Khách sạn có thiết kế hàng đầu châu Á năm 2020 - Hotel De La Coupole.

Sun Plaza Cau May sẽ hoàn thiện hệ sinh thái Sun Group tại Sa Pa, đồng thời góp phần kích hoạt tiềm năng của thị trường du lịch năng động tại miền Bắc này. Đặc biệt là mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ tại một điểm đến quen thuộc, tăng chi tiêu và thời gian lưu trú.

Trong khi lượng khách du lịch tới Sa Pa đang không ngừng tăng trưởng (thống kê của Khu du lịch Sun World Fansipan Legend cho thấy lượng khách tháng 10, 11/2020 tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái) thì vẫn có ít dự án cung cấp các dịch vụ giải trí, ẩm thực, mua sắm cao cấp… được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, thiết kế ấn tượng, lại sở hữu vị trí trung tâm, có lượng khách lưu trú đông đảo như Sun Plaza Cau May.

Doãn Phong